Trong tương lai, COVID-19 sẽ không còn gây nguy hiểm cho con người
Trong những năm tiếp theo, COVID-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu như cúm mùa hoặc cảm lạnh thông thường, nhiều nước trên thế giới sẽ trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch.
Số ca tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu là 16,5 triệu người, dao động từ 10,2-19,2 triệu, cao gấp 3,3 lần so với con số thống kê chính thức. Số ca nhiễm có thể lên tới 1,5-3,6 tỷ người, cao gấp 6-15 lần so với con số được ghi nhận.
Các đợt bùng phát dịch cục bộ và theo mùa vẫn sẽ diễn ra, đặc biệt tại các quốc gia chưa được tiêm chủng đầy đủ. Các biến chủng mới của COVID-19 có thể vượt khả năng miễn dịch mà vaccine mang lại.
Virus vẫn sẽ liên tục đột biến và xuất hiện nhiều biến chủng mới trong tương lai. Tuy nhiên, các biến chủng mới được cho là khó có khả năng gây tử vong nhiều như biến thể Delta. Hiện tại, các phương pháp điều trị vẫn rất hiệu quả, vaccine có thể được điều chỉnh nhanh chóng để khắc phục các đột biến mới của virus SARC-CoV-2.
Có thể nói, COVID-19 đem lại cho con người rất nhiều những thành công, bước tiến mới. Việc các nhà khoa học bào chế nhanh chóng nhiều loại vaccine và phương pháp điều trị cho một căn bệnh mới như COVID-19 là một thành công lớn về mặt khoa học. Chỉ với 2 năm, sau khi virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc), thế giới đã sản xuất được gần 1,5 tỷ liều vaccine COVID-19 trong mỗi tháng. Hãng dữ liệu Airfinity dự đoán, cuối tháng 6/2022, 25 tỷ liều vaccine COVID-19 có thể sẽ được sản xuất và được phân bổ trên toàn thế giới.
COVID-19 sẽ ít nguy hiểm hơn trong tương lai. Rất nhiều người được bảo vệ khỏi các biến chủng hiện tại của SARS-CoV-2 chỉ vì họ đã từng nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều người, chủ yếu ở các nước đang phát triển và kém phát triển chưa được tiêm vaccine, chưa được tiếp cận thuốc điều trị COVID-19, ít nhất cho đến năm 2022.
Tại Anh có tới 93% người trưởng thành được phát hiện có kháng thể với COVID-19. Con người vẫn có thể bị tái nhiễm, nhưng sau mỗi lần nhiễm virus như vậy, hệ thống miễn dịch sẽ được trang bị tốt hơn để đẩy lùi virus. Tuy nhiên, để có được khả năng miễn dịch, cái giá phải trả là rất lớn.
Ngày càng có nhiều người trẻ bị nhiễm bệnh đã lý giải lý do vì sao tỷ lệ tử vong ở Anh hiện chỉ bằng 1/10 so với hồi đầu năm 2021. Tương tự như vậy, các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ đi theo quỹ đạo tương tự khi COVID-19 trở thành bệnh đặc hữu.
Trong những năm tiếp theo, COVID-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu như cúm mùa hoặc cảm lạnh thông thường, nhiều nước trên thế giới sẽ trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch. Tuy chưa bị xóa xổ nhưng đến năm 2023, nó sẽ không còn là căn bệnh gây nguy hiểm cho loài người nữa, dần dần COVID-19 sẽ trở thành một dịch bệnh như bao dịch bệnh khác đã tồn tại trong lịch sử.