0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Chủ nhật, 19/09/2021 17:21 (GMT+7)

Tại sao kinh doanh tốt nhất hệ thống, cổ phiếu Vietcombank vẫn không thể bứt phá?

Vietcombank vẫn đang duy trì được vị thế ngân hàng tốt nhất Việt Nam với các hệ số tài chính đứng đầu toàn ngành. Tuy nhiên, cổ phiếu VCB có diễn biến giá tệ thứ hai toàn ngành chỉ sau BID của BIDV.

VCB có diễn biến giá tệ thứ hai toàn ngành

Phiên giao dịch thứ Sáu (17/9) ghi nhận sắc xanh bao trùm nhóm cổ phiếu ngân hàng với 26/27 mã tăng giá. Trong đó, một loạt mã ngân hàng tăng giá mạnh như SGB (+10,4%), TPB (+5,6%), EIB (+3,2%), VPB (+3,08%)... giúp các chỉ số chính tăng điểm trong ngày giao dịch cuối tuần.

tm-img-alt

Ở phía ngược lại, "anh cả’ VCB của Vietcombank là mã ngân hàng duy nhất giảm giá khi đóng cửa ở mức 97.200 đồng/cp, mất 0,92% giá trị so với ngày trước đó.

Phiên giao dịch thứ Sáu (17/9) ghi nhận sắc xanh bao trùm nhóm cổ phiếu ngân hàng với 26/27 mã tăng giá. Trong đó, một loạt mã ngân hàng tăng giá mạnh như SGB (+10,4%), TPB (+5,6%), EIB (+3,2%), VPB (+3,08%)... giúp các chỉ số chính tăng điểm trong ngày giao dịch cuối tuần.

Ở phía ngược lại, VCB của Vietcombank là mã ngân hàng duy nhất giảm giá khi đóng cửa ở mức 97.200 đồng/cp, mất 0,92% giá trị so với ngày trước đó.

Tính từ đầu năm, cổ phiếu VCB đã giảm 0,7% trong khi chỉ số VN-Index tăng tới 22,5% và chỉ số VN30-Index tăng 33,7%.

Xét riêng trong nhóm ngân hàng, VCB có diễn biến giá tệ thứ hai toàn ngành chỉ sau BID của BIDV (giảm 16,5%).

Cụ thể, cổ phiếu VCB gần như bất động khi các cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong những tháng đầu năm. Đợt sóng đáng chú ý nhất của cổ phiếu này là vào cuối tháng 5 đến hết tháng 6 nhưng thị giá chỉ tăng được khoảng 20% sau đó điều chỉnh về vùng giá cũ 96.000 - 97.000 đồng/cp.

Trong khi đó, Vietcombank vẫn đang duy trì được vị thế ngân hàng tốt nhất Việt Nam với các hệ số tài chính đứng đầu toàn ngành.

Mặc dù chỉ đứng thứ 3 hệ thống về vốn điều lệ, song Vietcombank đang là nhà vô địch về lợi nhuận, giá trị vốn hóa thị trường và vốn chủ sở hữu.

Trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng này tiếp tục giữ vị trí quán quân về lợi nhuận trước thuế với 13.570 tỷ đồng, tăng 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái và có khoảng cách khá an toàn so với các đối thủ xếp sau như Techcombank (11.536 tỷ đồng), VietinBank (10.850 tỷ đồng).

Về khía cạnh an toàn hoạt động, Vietcombank cũng đứng đầu với tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt hơn 350% vào cuối quý II/2021, bỏ xa các ngân hàng đứng kế sau như Techcombank (260%), MB (240%), ACB (210%),… Đây cũng là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thuộc hàng thấp nhất hệ thống và tiên phong áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro theo Basel II...

Vì sao cổ phiếu không thể tăng giá?

Theo dõi diễn biến giá cổ phiếu, VCB có nhịp tăng rất mạnh từ nửa cuối năm 2017 đến đầu năm 2020 với mức tăng tổng cộng khoảng 160% và là mã ngân hàng có diễn biến tốt nhất trong giai đoạn trên. Điều này đã đẩy mức định giá P/E, P/B của Vietcombank vượt xa so với các ngân hàng khác, qua đó làm giảm sức hấp dẫn so với các cổ phiếu ngân hàng khác.

Thêm vào đó, chiến lược kinh doanh mang tính an toàn cao của Vietcombank cũng khiến khả năng tăng trưởng lợi nhuận bị bó hẹp. Cụ thể, việc duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu thường xuyên trên mức 300% khiến ngân hàng phải liên tục dành ra những khoản trích lập dự phòng quy mô lên đến chục nghìn tỷ; do đó lợi nhuận không thể tăng trưởng đột biến như những ngân hàng khác.

Không chỉ vậy, nhà đầu tư cũng băn khoăn về khả năng tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank khi ngân hàng này phải liên tục triển khai các gói hỗ trợ lãi suất theo lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước.

Mới nhất, Vietcombank thông báo sẽ thực hiện đợt giảm lãi suất thứ 8 bắt đầu từ ngày 18/8 kéo dài đến cuối năm. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng tín dụng doanh nghiệp và cá nhân tại 19 tỉnh, thành phố miền Nam đang áp dụng Chỉ thị 16 thực hiện giãn cách xã hội. Ngân hàng ước tính thu nhập lãi sẽ giảm khoảng 1.000 tỷ đồng trong đợt hỗ trợ này, nâng tổng số thiệt hại về thu nhập lãi sau các đợt giảm lãi suất vừa qua lên 7.100 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, trong khi các ngân hàng khác liên tục thực hiện chia cổ tức, chào bán cổ phiếu cho cổ đông chiến lược thì Vietcombank vẫn chưa có bất kỳ động thái gì.

Năm 2021, Vietcombank dự kiến phát hành hơn 1 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 27,6% từ lợi nhuận còn lại năm 2019 sau khi chia cổ tức 8% bằng tiền. Tuy nhiên, kế hoạch này đến nay vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

Ngoài ra, kế hoạch chào bán riêng lẻ 6,5% vốn cho khối ngoại Vietcombank cũng trì hoãn suốt từ năm 2020 và đến nay vẫn chưa có một thông tin liên quan nào được công bố.

Trong báo cáo phân tích mới đây, SSI Research·đã giảm ước tính lợi nhuận trước thuế năm 2021 của Vietcombank xuống còn 24.300 tỷ đồng (chỉ tăng 5,4% so với năm 2020) do thu nhập lãi thuần giảm và tăng trích lập dự phòng gia tăng.

Gần đây, ngân hàng này liên tục được cư dân mạng gọi tên, Fanpage Vietcombank hứng "bão" tương tác sau khi MC Trấn Thành sao kê tài khoản từ thiện và đăng công khai trên Facebook chiều 7/9.

Sau đó, cư dân mạng tiếp tục tấn công fanpage của ngân hàng Vietcombank ngay sau khi cặp đôi Thủy Tiên – Công Vinh kết thúc hơn 10 phút livestream tại Vietcombank chi nhánh Nam Sài Gòn về chuyện sao kê 177 tỷ đồng cứu trợ đồng bào miền Trung vào chiều ngày 15/9.

Ngoài việc tấn công fanpage trên Facebook, app Vietcombank trên các nền tảng di động cũng hứng chịu "bão" rate 1 sao với hàng loạt những đánh giá thấp và những lời nhận xét mang tính công kích. Rất ít những đánh giá trong số đó liên quan đến dịch vụ hay tính năng của app mà đều xoay quanh vấn đề sao kê, từ thiện.

Bạn đang đọc bài viết Tại sao kinh doanh tốt nhất hệ thống, cổ phiếu Vietcombank vẫn không thể bứt phá?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.

Tin mới