Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển kiêm nhiệm thị trường Bắc Âu nhấn mạnh, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần lưu ý muốn vào thị trường Bắc Âu, ngoài việc cung cấp đúng sản phẩm còn phải tuân thủ rất nhiều các quy định của thị trường.
Trong tháng 5/2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức cao nhất trong vòng một năm trở lại đây. Xuất khẩu gạo được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới do cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang trở lên nghiêm trọng hơn.
Hiện nhiều địa phương tại Việt Nam đã chú trọng đến cơ cấu giống. Các giống đặc sản, lúa thơm được đưa vào canh tác ngày càng nhiều đã giúp khẳng định thương hiệu gạo Việt ở nhiều thị trường “khó tính”.
Quý I/2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 1,5 triệu tấn, tương đương trên 730,76 triệu USD, tăng 26% về khối lượng, tăng 12,7% về kim ngạch so với quý I/2021, giá trung bình đạt 486,2 USD/tấn, giảm 10,6%.
Để đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu gạo trong những tháng tới, ngoài bảo đảm chất lượng gạo, doanh nghiệp còn phải lưu ý đến các quy định mới về vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh của các quốc gia nhập khẩu.
Hai tháng đầu năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ở mức hai con số. Nhu cầu thị trường tiêu thụ được dự báo sẽ sôi động hơn. Hai nguồn cung hàng đầu thế giới là Ấn Độ và Thái Lan cũng dự kiến gia tăng xuất khẩu gạo trong năm nay.
Hằng năm, Hàn Quốc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% cho khối lượng hạn ngạch 408.700 tấn gạo nhập khẩu trong khi thuế suất áp dụng cho khối lượng gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 513%.
Giá lúa ở ĐBSCL được dự báo có khả năng còn tăng trong thời gian tới, nhờ các thị trường tiêu thụ gạo truyền thống của Việt Nam như Philippines, Malaysia, Mỹ, châu Phi, Hàn Quốc... nhu cầu nhập khẩu tăng cao.
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo tháng 1 đạt hơn 505 nghìn tấn, tương đương 246 triệu USD. Theo đó, xuất khẩu gạo tháng 1 tăng 46% về lượng và tăng 29% về giá trị so với cùng kỳ 2021.
Trong khi thị trường lúa, gạo trong nước giữ ổn định thì trên thị trường gạo châu Á, giá gạo tại thị trường xuất khẩu hàng đầu thế giới Ấn Độ đã chạm mức cao nhất của 7 tháng trong tuần này, do tình trạng khan hiếm toa xe lửa chở hàng.
Bất chấp khó khăn của dịch bệnh, xuất khẩu gạo năm 2021 vẫn tăng 4,8% so với năm ngoái. Chính vì vậy, năm 2022, dự báo sẽ là một năm nhiều cơ hội đối với xuất khẩu gạo Việt Nam.
Là cường quốc xuất khẩu gạo nhưng trong năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu từ Campuchia 3,52 triệu tấn lúa, tăng 61,16% so với năm 2020, giá trị nhập khẩu 631 triệu USD.
Bộ Công Thương nhận định dịch bệnh COVID-19 và giá cước vận tải biển tăng cao có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU trong năm 2022.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu xu hướng giảm từ cuối tháng 11/2021. Hiện nay giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã xuống thấp hơn gạo Thái Lan ở cả 3 phân khúc (gạo 5% tấm, 25% tấm, 100% tấm).
Nhiều doanh nghiệp trên lĩnh vực xuất khẩu gạo dù gặp ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nhưng vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, đạt lợi nhuận cao trong năm 2021.
Ông Phạm Thái Bình - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (thành phố Cần Thơ) cho biết, doanh nghiệp này vừa trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc với giá tốt.