Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, không ai được can thiệp vào định giá đất. Thị trường sẽ xác định giá đất nhưng Nhà nước can thiệp để giá đất sao cho hợp lý.
Thị trường bất động sản bị tác động bởi hàng loạt yếu tố như nguy cơ lạm phát cao, dòng tiền có những dấu hiệu chậm lại, kéo theo thanh khoản giảm rõ rệt. Các biệt thự 30-60 tỷ đồng tăng lên 100 tỷ đồng/căn chỉ sau vài tháng sẽ không còn nữa.
Giới chuyên gia dự báo, từ nay đến cuối năm, thị trường căn hộ chung cư có thể tăng giá thêm 10-20%. Việc tăng giá này được đánh giá là tất yếu, vì vậy mức giá hiện tại của một số khu căn hộ vẫn còn tương đối tốt cho người mua nhà...
Thời gian gần đây, câu chuyện xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp lại được “hâm nóng” khi mà loạt “ông lớn” bất động sản đã chính thức “nhập cuộc” với mong muốn đóng góp vào mục tiêu xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội vào năm 2030 của Chính phủ.
Theo các chuyên gia, khi nguồn cung BĐS cao cấp đang có dấu hiệu vượt cầu, sự chuyển hướng sang làm nhà ở xã hội của các doanh nghiệp là tính toán hợp lý.
Theo Bộ Xây dựng, mức độ tăng giá các phân khúc như chung cư, nhà ở, đất nền đang có dấu hiệu chững lại ở các địa phương trong các tháng quý II năm nay.
Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội có những gói tín dụng ưu đãi liên quan tới nhà ở xã hội, nhà ở công nhân KCN là một trong các công cụ hữu hiệu để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án nhà ở.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp giảm gần 30% so với cùng kỳ. Riêng quý II/2022, giá trị phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản giảm 79% so với quý I/2022.
Trong quý I/2022, tốc độ giải ngân tín dụng bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng rất mạnh mẽ. Nhưng sang đến quý II các ngân hàng đã hạ nhiệt trong việc bơm vốn cho các hoạt động cho vay nhà đất. Liệu có kỳ vọng sự hồi phục trở lại cho 6 tháng cuối năm.
Số thu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản chỉ trong 5 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 16,6 nghìn tỷ đồng; tăng tới 73% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguồn cung nhà ở từ năm 2021 đến nay sụt giảm mạnh, trong khi giá bán nhà lại vọt tăng so với năm 2020. Trong một năm rưỡi, cả nước chỉ có thêm khoảng 36.000 căn hộ thương mại xây mới, căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 biến mất khỏi thị trường.
Sau khi Nghị quyết đầu tư dự án xây dựng đường Vành đai 4, giá đất tại các khu vực này đã tăng cao “chóng mặt”, tuy nhiên, theo các chuyên gia nhận định, đây cũng chỉ là chiêu thức của các “đội lái” để tạo sóng thị trường.
Thị trường nhà ở tại địa bàn Thủ đô Hà Nội trong 6 tháng đầu năm 2022 ghi nhận giá bán tiếp tục tăng, trong khi đó nguồn cung sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm thuộc phân khúc bình dân không có nhiều cải thiện.
Siết tín dụng bất động sản (BĐS) sẽ dẫn đến tình trạng giảm nguồn cung. Trong khi nguồn cầu đang ngày lớn lên, dẫn đến việc cung không đáp ứng kịp cầu. Vì vậy ngành BĐS có thể bị đóng băng hoặc gây nợ xấu ngân hàng.
Thời gian qua, thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến mới trong xu hướng, chuyển hướng đầu tư về các tỉnh thành khác đã trở thành một trào lưu phát triển mạnh mẽ, thu hút nhà nhà, người người đầu tư.
Quỹ đất hạn chế, nguồn cung khá thấp, giá bán cao và quy trình cấp phép dự án còn đang bị siết chặt… là loạt vấn đề lớn đáng lưu ý của thị trường bất động sản TP.HCM.
Theo công bố, riêng phân khúc chung cư, tại Hà Nội và TP.HCM giá rao bán trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng so với mặt bằng giá 2021; trong đó, Hà Nội có tốc độ tăng giá căn hộ nhanh hơn TP.HCM.
Chiến lược phát triển du lịch quốc gia là nền tảng quan trọng để BĐS du lịch tăng trưởng trở lại sau thời gian đóng băng do dịch Covid-19. Giới chuyên gia nhận định phân khúc này còn nhiều dư địa phát triển, cần tái cơ cấu để phát triển bền vững.
Thống kê đầu năm đến nay, riêng căn hộ giá bình dân, tức dưới 25 triệu/m2 không có sản phẩm nào. Còn lượng căn hộ cao cấp và trung cấp hoàn toàn phủ kín thị trường, với giá từ 25-40 triệu đồng/m2 trở lên.