Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các địa phương tập trung rà soát, thống kê, phân loại các khu nhà ở, các dự án nhà ở trên địa bàn qua các thời kỳ từ trước tới nay.
Trong giai đoạn 2021 - 2030, tổng diện tích đất ở xây dựng nhà ở trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk khoảng 6.132 ha. Tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở khoảng 180.588 tỷ đồng.
Để hiện thực hóa Đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội, ĐBQH đề nghị Chính phủ quyết liệt chỉ đạo triển khai các biện pháp đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhất là các chính sách thí điểm ưu đãi tích hợp trong huy động vốn, tín dụng.
Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Một trong 4 chuyên đề giám sát năm 2024 được Quốc hội lựa chọn là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.
Nhà ở xã hội cũng sẽ là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh thành, là một hạng mục trong nguồn vốn trung, dài hạn của địa phương. Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn.
Cơ cấu vốn cho dự án và thị trường bất động sản còn bất hợp lý, chưa có các nguồn vốn trung, dài hạn ổn định cho thị trường, chủ yếu từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng với tính chất ngắn hạn.
Theo các chuyên gia, việc xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là nhà ở xã hội nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội.
Hà Nội sẽ phát triển đô thị vệ tinh và các khu vực dự kiến phát triển thành quận; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây thành phố.
Theo nghị quyết của HĐND TP.HCM, ngân sách phát triển nhà ở xã hội dự kiến chiếm khoảng 10% tổng nguồn vốn phát triển loại hình nhà này với khoảng 3.770 tỷ giai đoạn 2021-2025 và khoảng 8.640 tỷ đồng giai đoạn 2026-2030.
Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng nhà ở của tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025 là 21.886 tỷ đồng. Số vốn này đến từ nguồn vốn của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng, vốn tích lũy thu nhập của các hộ gia đình và vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
Bất động sản ước tính hàng năm đóng góp gần 8% GDP. Đồng thời, lĩnh vực này có khả năng lan tỏa đến trên 40 ngành kinh tế quan trọng khác. Xong thực tế cho thấy, bất động sản Việt Nam phát triển chưa tương xứng với nhu cầu cũng như quy mô của nền kinh tế.
Đến năm 2025, tổng diện tích đất ở toàn tỉnh Phú Yên cần để đáp ứng nhu cầu phát triển nhà ở khoảng hơn 796ha; tổng kinh phí để phát triển nhà ở khoảng 77.000 tỷ đồng.
Thái Nguyên cần hơn 8.386 ha đất và 75.343 tỷ đồng để phát triển nhà ở đến năm 2030. Trong đó, vốn của doanh nghiệp là 18.350 tỷ đồng; vốn của người dân là 56.993 tỷ đồng.
Đến năm 2025, tỉnh Thừa Thiên-Huế phấn đấu đạt diện tích nhà ở bình quân 26,5m2 sàn/người, do đó, tỉnh cần 63.158 tỷ đồng để xây dựng mới hơn 8,56 triệu m2 sàn.