Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược, gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát.
Nhờ có nguồn vốn ưu đãi chính sách mà nhiều gia đình thương bệnh binh đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Điều này là minh chứng cho thấy, sự quan tâm thiết thực của Đảng, Nhà nước đến nhóm người yếu thế, trong đó có các cựu chiến binh cả nước.
Quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường; đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế; thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19… là nhiệm vụ quan trọng mà Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần phải thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2022.
Xuất khẩu nửa đầu năm 2022 đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét khi các nhóm hàng chủ lực đều duy trì đà tăng cao, quy mô xuất khẩu cũng được nâng lên sau khi số mặt hàng xuất khẩu tỷ USD gia tăng tỷ lệ đóng góp cho nền kinh tế.
Nhiều dự án trọng điểm tại Bà Rịa – Vũng Tàu liên tục phải đối mặt với nguy cơ chậm tiến độ khiến mục tiêu phát triển kinh tế đã đề ra khó thành hiện thực.
Lợi thế lớn từ phát triển kinh tế, hạ tầng phát triển, quỹ đất lớn, tiềm năng tăng giá cao nên bất động sản đô thị vệ tinh tại khu Nam TP.HCM sẽ dẫn dắt thị trường đầu tư năm 2022.
Trong những năm qua, Bộ Tài chính đã nỗ lực để xây dựng các thể chế, chính sách, tạo điều kiện cho tài chính nhà nước, tài chính dân cư, tài chính doanh nghiệp phát triển, góp phần phát triển kinh tế đất nước hằng năm.
Việc giải ngân 22 nghìn tỷ/350 nghìn tỷ đồng, theo Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, là tiền đề quan trọng để thực hiện tốt Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 27/5, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 161/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp của Tổ công tác rà soát, hoàn thiện phân bổ nguồn vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực y tế.
Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 có thể xuống 3,1% khi cuộc chiến ở Ukraine đã làm tăng giá thực phẩm và hàng hóa toàn cầu và gia tăng sức ép lạm phát và ảnh hưởng tới khả năng phục hồi sau đại dịch.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, với sự vào cuộc và quyết tâm của cả hệ thống chính trị cùng, công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 sẽ hoàn thành theo đúng tiến độ và đạt tỷ lệ cao nhất khi hết năm ngân sách.
Tiếp tục chương trình công tác tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Phó Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Antoinette Monsio Sayeh.
“Tôi sẽ tích cực mời các doanh nghiệp Singapore đến thăm và đầu tư tại Bình Phước trong thời gian tới”. Đó là lời bộc bạch của bà Amy Wee - Giám đốc quốc gia Liên đoàn doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam tại buổi làm việc với tỉnh Bình Phước.
105 thửa đất với tổng diện tích 780 ha sẽ được cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đưa ra đấu giá trong thời gian tới, ước tính số tiền đấu giá gần 13.000 tỉ đồng.
Để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội sau dịch bệnh Covid-19, đại biểu Nguyễn Quang Huân - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương cho rằng, cần tăng năng suất lao động bằng cách tăng lương, phát huy năng lực sản xuất của nền kinh tế...
Theo các chuyên gia, chính sách tài khóa, tiền tệ sẽ góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tạo cú hích để kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ.
Thông qua câu chuyện ổn định giá xăng dầu, cần nhìn rộng ra một góc độ lớn hơn, đó là cần những quyết sách nhanh, táo bạo, thích ứng linh hoạt để hỗ trợ chương trình phục hồi kinh tế - xã hội hiện nay.
Mới đây, Viện Sức khỏe và Môi trường vì cộng đồng (IOHEC) phối hợp Công ty CP Shinec đồng chủ trì chương trình Nghiệm thu đề tài khoa học "Khu công nghiệp sinh thái – kinh tế tuần hoàn: Từ lý thuyết tới thực tiễn phát triển tại Việt Nam".