Quảng Nam: Kết quả đáng mừng từ mô hình lúa thông minh
oàn bộ 100ha diện tích trong mô hình lúa thông minh ở HTX Nông nghiệp Bình Trung 3 (Quảng Nam) sinh trưởng, phát triển tốt.
Vụ Hè Thu năm 2020, nông dân ở Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Bình Trung 3 (huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) đã tiến hành canh tác 100ha diện tích lúa theo mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu (CSA).
Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Trung 3 cho biết, với mô hình này, bà con nông dân trong HTX được Dự án hỗ trợ 156 triệu tiền giống và 50 công cụ sạ hàng trị giá 100 triệu đồng. Trước khi được hỗ trợ, HTX đã thảo luận ý kiến cùng với các hộ nông dân nhằm thống nhất chọn giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng địa phương để đưa vào canh tác.
Không chỉ kinh phí, người dân còn được Trung tâm Kỹ thuật Nông nghiệp huyện Thăng Bình trực tiếp xuống mở 4 lớp tập huấn giúp bà con nắm được phương pháp canh tác lúa trong mô hình, từ bón phân, phun thuốc để đạt được hiệu quả cao nhất. Theo Giám đốc HTX Nông nghiệp Bình Trung 3, với mô hình sản xuất lúa này, điểm khác biệt đầu tiên là sạ lúa bằng công cụ chứ không gieo sạ bằng tay như trước đây, nhờ đó, giảm công sản xuất. Nếu như bình thường làm thủ công phải mất tới 2 công mới sạ xong 1 ha lúa thì phương pháp sạ hàng chỉ mất 1 ngày.
Cánh đồng lúa chín vàng tại Sóc Trăng
Với việc áp dụng những kỹ thuật canh tác, bón phân và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh này, toàn bộ 100ha diện tích trong mô hình lúa CSA ở HTX Nông nghiệp Bình Trung 3 sinh trưởng, phát triển tốt mặc dù thời tiết vụ Hè Thu năm nay nắng nóng kéo dài. Cây lúa không hề nhiễm loại sâu bệnh nào.
Hiện nay, diện tích lúa mô hình này đã bắt đầu bước vào thu hoạch. Ngoài những ưu điểm nói trên thì vụ năm nay, diện tích lúa mô hình trổ đều, không gặp mưa lúc trổ và không có bất kỳ diện tích nào bị đổ ngã do giông lốc. Nhờ đó mà năng suất rất cao so với các năm, đạt trung bình từ 65 – 67 tạ/ha, có những ruộng lúa đạt đến trên dưới 80 tạ/ha.
Ngoài Quảng Nam, mô hình trồng lúa thông minh cũng đạt được những kết quả tích cực tại tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể, đu năm 2020, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau) phối hợp với Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sóc Trăng triển khai xây dựng mô hình trình diễn giống lúa mới và quy trình canh tác lúa tiên tiến tại hợp tác xã (HTX) sản xuất nông nghiệp Mỹ Đức (tỉnh Sóc Trăng).
Chương trình xây dựng mô hình trình diễn giống lúa mới và quy trình canh tác lúa tiên tiến được triển khai từ đầu năm 2020 đến hết tháng 4 trên diện tích 40ha lúa tại HTX Nông nghiệp Mỹ Đức (Sóc Trăng) với hơn 20 hộ nông dân tham gia. Mục đích của chương trình là giúp người nông dân trồng lúa dần thay đổi tư duy sản xuất cũ để dần thích ứng với biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng nghiêm trọng hơn.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm