0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 23/02/2022 09:57 (GMT+7)

Người tiêu dùng Việt sẽ dẫn dắt thị trường châu Á "bước sang chương mới"

McKinsey nhận định người tiêu dùng Việt sẽ tăng thêm 37 triệu người, tương đương 75% dân số trong thập kỷ tới. Theo đó, Việt Nam đang có vị thế rất tốt để trở thành một động lực đáng kể dẫn dắt câu chuyện tiêu dùng của châu Á bước sang một chương mới.

tm-img-alt
Người tiêu dùng Việt dẫn dắt thị trường châu Á bước sang chương mới. Ảnh minh họa.

Theo nhận định của Công ty tư vấn, quản lý toàn cầu McKinsey (MGI), với 40% dân số thuộc tầng lớp tiêu dùng, Việt Nam đang có vị thế rất tốt để trở thành động lực dẫn dắt câu chuyện tiêu dùng của khu vực châu Á bước sang một chương mới.

Cụ thể, tầng lớp tiêu dùng ở Việt Nam - những người tiêu dùng tối thiểu 11 USD/ngày, đang  chiếm 40% dân số. Dự kiến, tầng lớp này sẽ được bổ sung thêm 37 triệu người, tương đương 75% dân số trong 10 năm tới. Trong khi nhìn lại năm 2000, tầng lớp tiêu dùng này mới chỉ đạt khoảng 10% dân số Việt Nam.

Thu nhập của tầng lớp tiêu dùng nói chung cũng có xu hướng tăng vọt. Số lượng những người chi tối thiểu 30 USD/ngày đang tăng nhanh, và có thể chiếm 20% dân số Việt Nam ở năm 2030.

tm-img-alt
Dự kiến, tầng lớp tiêu dùng sẽ chiếm 75% dân số Việt nam trong 10 năm tới.

Ngoài sự gia tăng về số lượng và mức chi, báo cáo ” Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt “của McKinsey chỉ ra 5 sự thay đổi về nhân khẩu học của tầng lớp tiêu dùng Việt.

Thứ nhất là quy mô hộ gia đình thu nhỏ. Quy mô bình quân hộ gia đình tại Việt Nam đã giảm từ 4,5 người/hộ vào năm 1999 còn 3,5 người/ hộ vào năm 2019, do 2 nguyên nhân là tỷ lệ sinh giảm, và các trung tâm đô thị thu hút thanh niên rời xa gia đình, lên thành phố tìm kiếm việc làm. Điều này dẫn đến những loại hình nhu cầu mới như giảm diện tích nhà ở, tăng sở hữu thú cưng, và các hình thức giải trí mới.

Thứ hai, số lượng người cao tuổi gia tăng. Người cao tuổi có thể chiếm hơn 17% tổng dân số Việt Nam, và mức chi tiêu cũng dự kiến tăng gấp ba lần trong thập niên tới đây. Điều này dẫn đến gia tăng mạnh mẽ đầu tư cho y tế, nhà dưỡng lão chất lượng cao hay nhà ở có dịch vụ hỗ trợ. Các dự án bất động sản ở các khu vực ngoại ô nơi có chất lượng không khí tốt hơn, có nhiều không gian hơn dành cho người cao tuổi và người về hưu cũng đang tăng trưởng.

Thứ ba là sự nổi lên nhanh chóng của đối tượng người tiêu dùng kỹ thuật số. “Công dân thế hệ số”, gồm thế hệ Z và thế hệ Y - những người sinh trong giai đoạn 1980-2012, có thể chiếm 40% tiêu dùng của Việt Nam ở năm 2030. Gần 70% dân số Việt Nam năm 2020 có sử dụng Internet.

Quá trình số hóa diễn ra nhanh chóng đang làm thay đổi các kênh, và phương pháp trao đổi thông tin hàng ngày của người Việt, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Những người làm marketing cũng đang nhận thấy tầm quan trọng của các kênh trực tuyến. Năm 2021, kinh phí chi cho quảng cáo trực tuyến dự kiến đạt gần 1 tỷ USD tại Việt Nam, và dự kiến tăng khoảng 22%/năm đến năm 2025.

Thứ tư, cơ hội từ việc trao quyền kinh tế cho phụ nữ. Năm 2019, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động so với nam giới tại Việt Nam là 88%, thuộc hàng cao nhất thế giới. Phụ nữ cũng nên được tăng cường tiếp cận phổ quát về tài chính và công nghệ số, tạo cơ hội nâng cao kỹ năng và từ đó chuyển sang các công việc cho thu nhập cao hơn, và có tiếng nói hơn trong các quyết định mua sắm của gia đình - thậm chí có thể khai thông sức tiêu thụ của phụ nữ nhiều hơn nữa.

Theo nghiên cứu của MGI, việc trao quyền cho phụ nữ có thể bổ sung thêm 80 tỷ USD cho GDP Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2030.

Và thứ năm là sự nổi lên của người tiêu dùng tại các thành phố nhỏ và khu vực ngoại ô. Ngoài Hà Nội và TP.HCM, các tỉnh thành khác cũng có thể trở thành động lực kinh tế trong những năm tới đây, có khả năng đóng góp khoảng 90% tăng trưởng tiêu dùng của Việt Nam trong thập kỷ tới.

Đây là những gợi mở về thị hiếu, hành vi đang thay đổi của người tiêu dùng Việt Nam để các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội khai thác và phát triển.

Theo ông Bruce Delteil - đồng tác giả nhóm báo cáo “Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt” của McKinsey, chỉ khi các doanh nghiệp trả lời được câu hỏi “tham gia thị trường nào, truyền thông như thế nào với người tiêu dùng, và làm thế nào để duy trì sự kết hợp của địa phương hóa và tính linh hoạt”, thì lúc đó doanh nghiệp mới có thể giành được trái tim và tâm trí người tiêu dùng Việt.

Bạn đang đọc bài viết Người tiêu dùng Việt sẽ dẫn dắt thị trường châu Á "bước sang chương mới". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Du lịch khó “cất cánh” nếu giá vé máy bay vẫn cứ tăng cao
Vừa chớm hồi phục sau những năm đầy khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam tiếp tục đối mặt với xu thế bất lợi, bởi tình trạng giá vé máy bay tăng cao đang ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi đi “chữa lành” của du khách Việt.
Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023