0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 03/11/2021 11:40 (GMT+7)

Kinh tế tăng tốc sau 1 tháng mở cửa, Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế

Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất có ưu thế và sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Kinh tế hứa hẹn sẽ phục hồi mạnh mẽ nhờ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 với quy mô khoảng 800.000 tỉ đồng.

 Kinh tế đang đà tăng tốc, hấp dẫn nhà đầu tư quốc tế

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ riêng trong tháng 10, với các biện pháp giãn cách dần được nới lỏng, bộ ngành và địa phương đang nỗ lực tập trung thực hiện các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư công, hoạt động kinh doanh của DN bắt đầu có sự phục hồi, sản xuất khởi sắc.

tm-img-alt
Sản xuất tăng là đòn bẩy giúp kinh tế phục hồi từ nay đến cuối năm.

Chẳng hạn, số lượng DN mới thành lập đạt 8.233 đơn vị, tăng 111,2%, tăng 73,9% về vốn đăng ký và tăng 17,9% về số lao động so với tháng 9. Hay vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào VN tính đến ngày 20.10 đạt 23,74 tỉ USD, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 ước tăng 6,9% so với tháng trước.

Tính chung 10 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,3% so với cùng kỳ 2020. Về tình hình xuất khẩu, ước tính tháng 10 đạt kim ngạch 27,3 tỉ USD, tăng 1% so với tháng trước và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 267,93 tỉ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước; trong đó có 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 63% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiêu dùng trong nước tháng 10 cũng tăng trở lại với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 357.900 tỉ đồng, tăng 18,1% so với tháng 9...

Sản xuất tăng nên trong tháng 10, xuất khẩu ước tăng 1% so với tháng trước và tăng 0,3% so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 267,93 tỉ USD, tăng 16,6% so cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 238,81 tỉ USD, tăng 17,3%; nhóm hàng nông sản, lâm sản xuất khẩu đạt 19,2 tỉ USD, tăng 15,1%…

Hiện nay, Việt Nam đang trở thành trung tâm sản xuất có ưu thế và sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư quốc tế. Trong bối cảnh các cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra, chúng ta càng có cơ hội trở thành điểm đến được lựa chọn trong xu hướng dịch chuyển sản xuất của các thị trường lớn như Anh, Mỹ. Trở lại sau thời gian kìm nén về dịch bệnh sẽ là cơ hội rất tốt để doanh nghiệp (DN) Việt chớp thời cơ, đón cơ hội phục hồi.

Cần đánh giá toàn diện, cân đối nguồn lực chương trình 800.000 tỉ đồng

Mới đây, Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa trình Chính phủ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 với quy mô khoảng 800.000 tỉ đồng (gần 35 tỉ USD), gấp 3,5 lần gói hỗ trợ của Chính phủ năm 2021.

Chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đánh giá đây là một chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đủ lớn và thời gian đủ dài cần để triển khai. Bản thảo của Bộ KH-ĐT hội đủ các yếu tố trên, nhắm vào các lĩnh vực đáng quan tâm nhất, không chỉ hỗ trợ người lao động, cộng đồng DN vượt qua những khó khăn hiện tại mà còn thúc đẩy cải cách thể chế để bắt kịp nền móng cho bước phát triển tiếp theo.

tm-img-alt
Theo Bộ Kế hoạch - Đầu tư, việc xây dựng Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch bệnh Covid-19 nhằm tập trung hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Ông Thành tính toán, với Chương trình 800.000 tỉ đồng, tương đương gần 35 tỉ USD kéo dài trong 2 năm, tương đương khoảng 9 - 10% GDP hằng năm thì có thể chấp nhận thâm hụt ngân sách cao hơn. Tuy nhiên, chương trình có đánh giá rủi ro và tập trung quản trị rủi ro để đảm bảo khả năng chống đỡ của nền kinh tế trước khủng hoảng, nên cho dù có thâm hụt thì kinh tế vĩ mô vẫn bảo đảm ổn định trong trung hạn.

Chuyên gia kinh tế, TS Trần Du Lịch nhận định Chương trình này không chỉ để giúp phục hồi kinh tế mà phải gắn với việc chuyển đổi nhanh, xây dựng một nền kinh tế tự chủ trong bối cảnh mới. Trong đó, phải phát huy được vai trò của các DN trong nước và gắn kết với khối DN có vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng các cơ hội từ những hiệp định thương mại song phương, đa phương mà VN đã tham gia.

TS Lịch nhấn mạnh, tình hình hiện nay đòi hỏi phải có nguồn lực mạnh hơn giai đoạn trước từ nhà nước để hỗ trợ cho cả DN lẫn người dân đã gặp khó khăn vì đại dịch. Chẳng hạn, chính sách an sinh xã hội vẫn phải trợ cấp, đảm bảo đời sống cho những người nghèo, người yếu thế ít nhất đến hết tháng 6.2022 cũng như liên quan đến các công việc đào tạo, tìm việc làm. Do đó, Chính phủ phải chấp nhận bội chi ngân sách trong 2 năm 2022 - 2023 cao hơn mức gần 4% của năm 2021 mà Quốc hội đã phê duyệt. Từ đó cũng phải chấp nhận tăng trần nợ công nếu cần thiết.

Còn PGS-TS Hoàng Công Gia Khánh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM, khuyến cáo cần phải đánh giá toàn diện để chọn lựa, xếp thứ tự ưu tiên các chương trình hỗ trợ, nhiệm vụ trọng tâm, từ đó cân đối với nguồn lực để đảm bảo tính khả thi. Nếu quy mô dự kiến lên đến 800.000 tỉ đồng, cần phải phân định rõ số tiền cần cho mỗi năm để cân đối với nguồn ngân sách tương ứng: tái phân bổ chi, chuyển nhượng tài sản công hay vay nợ. Nếu vay nợ, cần tính toán kỹ để đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu kiểm soát rủi ro như tỷ lệ nợ đến hạn so với tổng thu ngân sách (25%), trần nợ công (60%), trần nợ chính phủ (50%) và tỷ lệ bội chi ngân sách (3,7%).

Huy động nhiều nguồn lực

Ông Hồ Đức Phớc - Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, 2021 là một năm vô cùng khó khăn khi dịch Covid-19 hoành hành khốc liệt thời gian dài trên diện rộng. Vấn đề được đặt ra là làm sao để vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế .

Không chỉ tài chính Nhà nước, ông Phớc cho biết việc đảm bảo tài chính doanh nghiệp, người dân để phát triển cũng được tính toán. Do vậy, việc tạo ra các gói kích thích kinh tế, đảm bảo cầu tăng lên trong giai đoạn phục hồi là cần thiết.

"Chúng tôi sẽ thiết kế từng gói kích thích kinh tế để đảm bảo sự hiệu quả. Khi nền kinh tế đã phục hồi thì sau đó tăng thu, giảm chi ngân sách, kéo giảm bội chi", Bộ trưởng Tài chính nói.

Cụ thể, 4 vấn đề theo ông Phớc, cần được tập trung để thúc đẩy phục hồi cho doanh nghiệp, đó là vốn, tháo gỡ thể chế, thị trường, nguồn nhân lực.

Riêng về vốn, Bộ trưởng cho biết đang tham mưu Chính phủ các gói kích thích kinh tế, trong đó có gói hỗ trợ lãi suất. Gói hỗ trợ lãi suất lấy từ nguồn ngân sách Trung ương, ước chừng khoảng 20.000 tỷ đồng/năm. 2 năm là khoảng 40.000 tỷ đồng.

Mức hỗ trợ là khoảng 2-3% cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề của dịch nhưng đủ điều kiện để vay phát triển sản xuất. Một số lĩnh vực được hưởng hỗ trợ theo tiết lộ từ người đứng đầu Bộ Tài chính, đó là du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống, các dự án công trình hạ tầng trọng yếu, trọng điểm quốc gia…

Ông Phớc cũng thông tin thêm, sẽ có đề án phát hành công trái huy động ngoại tệ trong nước, huy động USD nhàn rỗi trong dân cư, phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo chính sách tiền tệ.

Bộ trưởng cũng cho rằng cần thiết có thể phát hành trái phiếu Chính phủ ngắn hạn để tập trung giải quyết các vấn đề trước mắt, thúc đẩy rồi quay vòng vốn để đảm bảo kinh tế phát triển. Theo kế hoạch giai đoạn 2022-2023 sẽ tăng bội chi, nhưng sang năm 2024 khi kinh tế hồi phục phát triển sẽ giảm, nhiệm vụ bội chi 5 năm vẫn đảm bảo.

Theo nhiều chuyên gia, gói kích thích có thể tới 800.000 tỷ còn Tổ trưởng tổ tư vấn Thủ tướng Nguyễn Đức Kiên khẳng định không thấp hơn nửa triệu tỷ, tương đương tổng đầu tư công hằng năm.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang trình các cơ quan chức năng chương trình khôi phục kinh tế, trong đó có đề xuất về gói phục hồi kinh tế. Chia sẻ, nhiều chuyên gia kinh tế thông tin, quy mô gói này có thể lên tới 800.000 tỷ đồng. Dự kiến tuần sau Quốc hội sẽ thảo luận về chương trình phục hồi kinh tế này.

Ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng tổ tư vấn Thủ tướng, người tham gia góp ý vào chương trình phục hồi kinh tế, nói chiều 2/11: "Độ lớn của gói chưa chốt nhưng chắc chắn sẽ lớn hơn tổng mức đầu tư công hàng năm đang thực hiện. Và không phải sẽ giải ngân hết trong năm 2022 mà sẽ có lộ trình".

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư, giải ngân đầu tư công thực hiện năm 2020 là hơn 466.000 tỷ đồng. Còn tổng mức vốn ngân sách dự kiến cho kế hoạch đầu thíư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 2,87 triệu tỷ đồng, tức bình quân khoảng 574.000 tỷ đồng mỗi năm. Như vậy, gói quy mô hỗ trợ mà Cnh phủ đang bàn thảo, ít nhất khoảng nửa triệu tỷ đồng.

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế tăng tốc sau 1 tháng mở cửa, Việt Nam vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư quốc tế. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023