0915 15 67 76 [email protected]
Chủ nhật, 20/02/2022 15:21 (GMT+7)

Kịch bản nào cho thị trường dệt may 6 tháng cuối năm 2022?

Mới đây, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã tổ chức hội thảo trực tuyến dự báo thị trường dệt may 6 tháng cuối năm 2022 và các diễn biến kinh tế thế giới. 

Tại hội thảo, Chủ tịch HĐQT Vinatex Lê Tiến Trường đưa ra 3 kịch bản đối với thị trường 6 tháng cuối năm đó là: Kịch bản xấu, kịch bản khả thi và kịch bản tốt.

tm-img-alt
Kịch bản xấu cho thị trường dệt may 6 tháng cuối năm. Ảnh: Vinatex.
tm-img-alt
Kịch bản khả thi cho thị trường dệt may 6 tháng cuối năm. Ảnh: Vinatex.
tm-img-alt
Kịch bản tốt cho thị trường dệt may 6 tháng cuối năm. Ảnh: Vinatex.

Theo chủ tịch Lê Tiến Trường, để đạt được kết quả như kịch bản khả thi, các doanh nghiệp dệt may cần kiểm soát rủi ro đối với ngành Sợi đó là giá bông; đối với ngành May là lao động, tiền lương và việc chậm trễ trong logistic toàn cầu… Trong quý I/2022, kết quả SXKD của Vinatex đang diễn ra thuận lợi nhưng các đơn vị thuộc Tập đoàn vẫn cần phòng ngừa những rủi ro về tỷ giá, lãi suất, logistic,… 

Đồng thời, ông Trường cũng đưa ra các giải pháp cần quan tâm trong thời gian tới, trong đó ngành Sợi đặc biệt lưu ý kế hoạch mua bông, hạn chế mua quá xa trong thời điểm này; linh hoạt xử lý hàng tồn kho. Đối với ngành May, tình hình logistic sẽ chưa có cải thiện trong thời gian tới nên các doanh nghiệp cần tiếp tục cân nhắc giữa hình thức FOB và CM… Với công ty Mẹ, cần đẩy mạnh SXKD sản phẩm dệt kim và nhuộm. Toàn hệ thống cần quan tâm đẩy nhanh sản xuất xanh để phát triển bền vững.

Các doanh nghiệp cũng cần ổn định tình hình lao động, giữ vững ổn định SXKD thông qua các hoạt động chăm lo đời sống việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động; quan tâm theo dõi, nghiên cứu các gói hỗ trợ chính sách: Hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ tiền nhà 3 tháng, tiền cho người lao động quay trở lại thị trường lao động… để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.

tm-img-alt
Vaccine là "chìa khoá" để ngành sản xuất dệt may phục hồi và tăng trưởng. Ảnh minh họa.

Theo ông Trương Văn Cẩm - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam, “điều quan trọng nhất là Việt Nam có chống dịch, kiểm soát dịch thành công hay không”. Tại thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 5/2022.

Ông Trương Văn Cẩm đề nghị Chính phủ cần tiếp tục triển khai chiến lược vaccine - đây là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi, phát triển trong điều kiện bình thường mới. Cùng với đó, ngành dệt may mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do, ứng dụng công nghệ 4.0 để hiện đại hóa sản xuất, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu.

Có cùng quan điểm, ông Vương Đức Anh - Chánh văn phòng Hội đồng Quản trị Vinatex cho rằng, từ thực tiễn đứt gãy chuỗi cung ứng của ngành dệt may qua hai năm xảy ra dịch Covid-19, doanh nghiệp nhận thấy làm chủ nguyên liệu trong nước là “chìa khóa” giúp phát triển bền vững, chắc chắn hơn trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài.

Theo đó, Vinatex cùng các đơn vị thành viên tiếp tục đẩy mạnh phối hợp xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ sợi-dệt-nhuộm-may hướng tới trở thành “một điểm đến trọn gói cho khách hàng trong ngành dệt may thời trang”.

Năm 2021, Vinatex cũng nỗ lực đưa vào hoạt động Nhà máy Sợi 3, CTCP Sợi Phú Bài với quy mô 32.000 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 6/2021; Nhà máy Sợi 2, CTCP Vinatex Phú Hưng với quy mô 22.800 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 10/2021. Đây là cơ sở để Vinatex chủ động nguồn nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do.

Bạn đang đọc bài viết Kịch bản nào cho thị trường dệt may 6 tháng cuối năm 2022?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023