0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 02/05/2023 23:10 (GMT+7)

Giải pháp nào hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh?

Nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã được đặt ra nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh 4 tháng đầu năm 2023 gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, đơn đặt hàng sụt giảm, lãi suất vốn vay cao…, để đẩy nhanh việc thực hiện thi công các dự án, công trình nhằm tạo đà và nâng cao năng lực sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế trong năm và những năm tiếp theo, ngay từ các tháng đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư.

Ngày 14/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 235/QĐ-TTg thành lập 5 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công của các Bộ, ngành và địa phương. Ngày 23/3/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội.

Bên cạnh đó, một số dự án lớn thuộc nguồn vốn đầu tư công đang tích cực triển khai thi công như: dự án Sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đến hết tháng 4/2023 đạt 62,5% khối lượng công việc giai đoạn san nền; Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận) đạt 46% khối lượng thi công; Cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt (tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh) đạt 32% khối lượng thi công; Cao tốc Bến Lức – Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đạt 82% khối lượng thi công.

Giải pháp nào hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh? - Ảnh 1
Nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội đã được đặt ra nhằm tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án lớn có tác động sâu rộng, lan tỏa đến mọi hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa cũng như kết nối liên tỉnh, liên vùng như các tuyến đường giao thông huyết mạch, các công trình thủy lợi, các dự án về năng lượng… sẽ góp phần làm tăng thêm năng lực phục vụ cho nền kinh tế, giúp các đơn vị sản xuất giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động.

Bên cạnh đó, các dự án, công trình phục vụ cho hoạt động logistic, vận tải, viễn thông, du lịch… do các doanh nghiệp ở nhiều ngành kinh tế đang triển khai thực hiện khi hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ làm tăng năng lực sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời góp phần củng cố cơ sở hạ tầng của đất nước giúp cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh và bền vững.

Để hoàn thành các công trình thuộc nguồn vốn đầu tư công theo đúng kế hoạch và hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động dự án đầu tư công từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, hoàn thành, quyết toán bàn giao đưa vào sử dụng ở các lĩnh vực gồm đất đai, bảo vệ môi trường, đấu thầu, xây dựng, tài nguyên và khoáng sản,… vì một khâu chậm sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ dự án, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, làm giảm động lực tăng trưởng.

Thứ hai, có các chính sách bình ổn giá nguyên nhiên vật liệu và giá các loại năng lượng ổn định; đơn giản hóa các thủ tục hành chính để hỗ trợ các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quy trình mở rộng sản xuất, hoàn tất các yêu cầu về thủ tục trong việc xây dựng nhà xưởng;

Thứ ba, cần có các chính sách ưu tiên tập trung phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ và thiết bị hiện đại để thu hút đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Thứ tư, các Bộ, ngành tiếp tục nghiên cứu và có những giải pháp hữu hiệu để xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Thứ năm, các Bộ, ngành và địa phương cần bám sát, đánh giá đúng tình hình, chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị dự án; Chủ động, linh hoạt trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án, chuẩn bị tốt mặt bằng sạch cho thi công. Nếu vượt quá thẩm quyền thì cần tổng hợp, báo cáo ngay cho cấp có thẩm quyền để kịp xem xét, giải quyết sớm.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp nào hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023