Đơn hàng tăng mạnh, các ngành xuất khẩu chủ lực khởi sắc dịp đầu năm
Được biết, các doanh nghiêp thuộc các ngành hàng chủ lực cho biết, đơn hàng xuất khẩu quý I năm 2022 có sự khởi sắc, dồi dào.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê về hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, có tới 76,6% số doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt hàng mới tăng và giữ nguyên so với quý III/2021, 23,4% doanh nghiệp nhận định số lượng đơn đặt.
Cụ thể, ngành kinh tế, ngành sản xuất thiết bị điện có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng mới quý IV/2021 so với quý III/2021 tăng cao nhất với 48,3%, ngược lại, ngành sản xuất đồ uống có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định về đơn đặt hàng giảm nhiều nhất với 30,6%
Các doanh nghiệp dự báo, số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới quý I/2022 khả quan hơn với 83,3% doanh nghiệp dự báo tăng và giữ nguyên so với quý IV/2021, chỉ có 16,7% doanh nghiệp dự báo giảm.
Được biết, trong quý IV/2021, sử dụng lao động trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến có dấu hiệu phục hồi so với quý III. Cụ thể, có 16,4% doanh nghiệp nhận định sử dụng lao động quý IV/2021 so với quý III/2021 tăng, 65,7% doanh nghiệp nhận định giữ nguyên và 17,9% doanh nghiệp nhận định giảm.
Ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý IV/2021 so với quý III/2021 tăng cao nhất với 39,4%, ngược lại, ngành sản xuất trang phục có tỷ lệ doanh nghiệp nhận định lao động quý IV/2021 so với quý III/2021 giảm nhiều nhất với 26,6%.
Dự báo sử dụng lao động quý I/2022 so với quý IV/2021 khả quan hơn với 88,2% số doanh nghiệp dự kiến số lao động tăng và giữ nguyên, 11,8% doanh nghiệp dự kiến lao động giảm.
Bên cạnh đó, có đến 91,1% công ty dự báo chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm tăng và giữ nguyên trong quý đầu năm 2022 và chỉ có 8,9% đơn vị dự báo chi phí sản xuất giảm.
Trước đó, nhiều Tổ chức và chuyên gia kinh tế dự báo rằng, các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có nhiều cơ hội đón đơn hàng dồi dào. Theo đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, Việt Nam và các quốc gia châu Á tiếp tục là địa chỉ nhận nhiều đơn hàng trong năm 2022 do sản xuất phục hồi trở lại và cầu tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản...gia tăng.
ADB cũng nhận định, lĩnh vực phuc hồi nhanh sẽ là điện tử, hàng hóa liên quan tới phòng chống dịch bệnh như điện tử, vật tư, thiết bị y tế, máy móc thiết bị, đồ gỗ, dệt may, giày dép.
Gần đây nhất, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) xác nhận, phần lớn doanh nghiệp trong Tập đoàn đã đầy đơn hàng quý 1/2022, có doanh nghiệp đã ký đủ đơn hàng hết quý 2/2022.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu khác như giày dép, điện tử, sắt thép...cũng xác nhận lượng đơn hàng xuất khẩu cho quý 1/2022 đã được ký kết, điều quan trọng là tổ chức sản xuất hợp lý trong điều kiện dịch bệnh để đảm bảo lực lượng và giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất. Đây là tín hiệu đáng mừng góp phần thúc đẩy các ngành hàng xuất khẩu tăng mạnh trong năm 2022.