0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 05/08/2020 08:56 (GMT+7)

Dần xóa bỏ hình thức xuất khẩu tiểu ngạch

Việt Nam sẽ chủ động đẩy mạnh xuất khẩu (XK) chính ngạch, dần xóa bỏ hình thức XK tiểu ngạch. Trước hết, xóa bỏ các hoạt động tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu phụ...

Theo số liệu của cơ quan hải quan, năm 2019, hàng hóa tạm nhập khoảng 2,8 tỷ USD, tái xuất khoảng 2,7 tỷ USD.

Quý I năm 2020, cả hàng tạm nhập và tái xuất thấp hơn khoảng 38% so với cùng kỳ năm 2019. Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện, từ năm 2019 đến nay, số lượng các doanh nghiệp (DN) xin thu hồi mã số có chiều hướng gia tăng do hoạt động này không hiệu quả (phát sinh chi phí, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho thị trường nội địa).

Riêng với Trung Quốc, từ giữa năm 2018 đến nay, thị trường này siết chặt nhập khẩu (NK) tiểu ngạch để bảo đảm thực thi nghiêm các quy định về kiểm nghiệm, kiểm dịch, truy xuất nguồn gốc, bao bì... Kết quả, 11 tháng đầu năm 2019, XK rau, quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm đến hơn 13% so với cùng kỳ năm trước với kim ngạch chỉ đạt 2,24 tỷ USD.

Thực tế trên cho thấy, hình thức thương mại tiểu ngạch không còn phù hợp. Do đó, Việt Nam sẽ chủ động đẩy mạnh XK chính ngạch, dần xóa bỏ hình thức XK tiểu ngạch. Trước hết, xóa bỏ các hoạt động tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở chưa được mở chính thức với các nước láng giềng.

Xóa bỏ các hoạt động tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở

Ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất NK (Bộ Công Thương) cho biết: Hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu và hoạt động tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan là hoạt động kinh doanh bình thường trên thế giới. Nhưng ở VN, các hoạt động này tiềm ẩn rủi ro bởi luật pháp VN cho phép tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở… chưa được mở chính thức với nước láng giềng.

Từ đó dẫn đến nguy cơ thẩm lậu vào thị trường nội địa làm cho chi phí quản lý tăng cao; tiểm ẩn rủi ro phát sinh phức tạp trong quan hệ đối ngoại với các nước láng giềng; làm giảm hiệu quả của các biện pháp mà Nhà nước đang áp dụng để khuyến khích trao đổi chính ngạch...

Ông Trần Quốc Toản cũng cho hay, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai xây dựng và xin ý kiến các bộ, ngành, cơ quan, hiệp hội, DN và lấy ý kiến rộng rãi trên website của Bộ để ban hành Thông tư số 09/2020/TT-BCT quy định về lộ trình áp dụng cửa khẩu NK, XK đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, gửi kho ngoại quan.

Theo ông Toản, trước mắt, quy định trên có thể tác động phần nào đến các DN đang hoạt động kinh doanh theo hình thức này. Tuy nhiên, tác động này không quá lớn vì thực tế, một số nước láng giềng đã siết chặt quản lý đưa hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở.

Về lâu dài, việc quy định hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu quốc tế chính sẽ tạo hành lang pháp lý cho DN kinh doanh ổn định, bền vững, hiệu quả; giảm thiểu rủi ro phát sinh cho DN khi đưa hàng qua cửa khẩu phụ, chưa mở lối chính thức với nước láng giềng.

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại cho các DN đang kinh doanh, Bộ Công Thương đã quy định lộ trình thực hiện từ ngày 1/1-2021 để DN có thời gian chuẩn bị và có kế hoạch kinh doanh phù hợp với quy định /ề cửa khẩu kinh doanh tạm nhập tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu nêu trên.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Dần xóa bỏ hình thức xuất khẩu tiểu ngạch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới