0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 05/11/2022 11:45 (GMT+7)

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng với khối tài sản lớn nhất trong 7 tỷ phú USD của Việt Nam

Từ khối tài sản 6,2 tỷ USD xuống chỉ còn 3,9 tỷ USD, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng vẫn giữ vị trí thứ nhất trong 7 tỷ phú USD Việt Nam tại danh sách tỷ phú thế giới năm 2022.

Theo cập nhật danh sách tỷ phú thế giới năm 2022 mới nhất của Forbes, Việt Nam có 7 tỷ phú USD là: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang và nhân vật mới có mặt trong năm nay là Chủ tịch Nova Group Bùi Thành Nhơn.

Ngoài ra, số liệu thống kê tài sản theo thời gian thực của Forbes, tài sản của 7 tỷ phú Việt Nam chỉ còn 12,9 tỷ USD, giảm 8,3 tỷ USD so với tháng 4/2022 (thời điểm chốt danh sách tỷ phú hàng năm).

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng với khối tài sản lớn nhất trong 7 tỷ phú USD của Việt Nam - Ảnh 1
Thống kê tài sản 7 tỷ phú của Việt Nam. (Nguồn: Forbes)

Đáng chú ý, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup giảm từ 6,2 tỷ USD xuống chỉ còn 3,9 tỷ USD, song vẫn giữ vị trí thứ nhất trong danh sách 7 tỷ phú của Việt Nam.

Theo báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm vừa công bố của Vingroup và Vinhomes, tập đoàn đã chi trả thù lao cho HĐQT và ban tổng giám đốc lần lượt 24,1 tỷ đồng và 24,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Vingroup và nhiều thành viên HĐQT không nhận thù lao. Báo cáo cũng cho biết, tỷ phú giàu nhất Việt Nam cũng không nhận thù lao trong nửa đầu năm 2021.

Forbes cũng cho biết, tháng 12/2020, ông và Quỹ VinFuture của vợ mình thành lập Giải thưởng VinFuture trị giá 4,5 triệu USD cho đổi mới khoa học và công nghệ. Công việc kinh doanh đầu tiên của ông Vượng là một nhà hàng Việt, nơi ông đích thân phục vụ khách hàng. Ông chơi đá bóng thường xuyên với đội của công ty mình; tài trợ cho Trung tâm Đào tạo bóng đá trẻ PVF. Tháng 4/2020, Vingroup hợp tác với công ty Mỹ Medtronic để sản xuất máy thở. “Tôi không quan tâm mình kiếm được bao nhiêu tiền. Tôi muốn xây dựng những điều làm cho cuộc sống tươi đẹp”, Forbes trích dẫn một câu nói của ông Vượng.

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng với khối tài sản lớn nhất trong 7 tỷ phú USD của Việt Nam - Ảnh 2
Chủ tịch Phạm Nhật Vượng – Tỷ phú Đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes vinh danh. (Nguồn: Internet)

Trong hoạt động thương mại dịch vụ, lĩnh vực bất động sản nhà ở tiếp tục là điểm sáng của tập đoàn này. Năm 2021, Vinhomes, thành viên của Vingroup, đạt hơn 39.000 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, mức cao kỷ lục của công ty này và thị trường chứng khoán. Hệ thống nghỉ dưỡng du lịch Vinpearl có 18.500 phòng sau khi chịu ảnh hưởng do đại dịch đã mở cửa đón du khách quốc tế từ ngày 19/3.

Tiếp nối thành công của dự án Vinhomes Ocean Park 1, trong kỳ, Vinhomes chính thức ra mắt dự án Đại đô thị Vinhomse Ocean Park 2 – The Empire với nhiều siêu tiện ích lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, như tổ hợp công viên biển tạo sóng nhân tạo Royal Wave Park lớn nhất thế giới với tổng diện tích lên tới 18ha, bệnh viện Vinmec Health Resort đẳng cấp 5 sao…

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022, trong 9 tháng đầu năm nay, doanh thu chuyển nhượng bất động sản chỉ bắt đầu tăng mạnh từ quý 3 khi bắt đầu bàn giao các căn thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire sớm hơn so với kế hoạch, trong khi các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận sự hồi phục và tăng trưởng tốt.

Sau 9 tháng, Vingroup đạt tổng doanh thu thuần 60,4 nghìn tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 8.739 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 1.571 tỷ đồng.

Xét về cơ cấu doanh thu, kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất (40%), đóng góp 25.700 tỷ đồng doanh thu cho toàn tập đoàn. Vingroup cho biết, lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục bàn giao lượng lớn sản phẩm trong các quý tới và trong năm 2023.

Trong lĩnh vực kinh doanh, Vingroup tiếp tục tái cơ cấu hoạt động. Tại triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) 2022 ở Mỹ, VinFast công bố tầm nhìn trở thành hãng xe điện 100% vào cuối năm 2022. Thành lập năm 2017, tính đến cuối năm 2021, VinFast bàn giao khoảng 72.000 xe xăng cho khách hàng. Tập trung nguồn lực cho chiến lược phát triển ô tô điện, VinFast xây dựng mô hình cho thuê pin tại các thị trường. Tại Việt Nam, VinFast đặt kế hoạch xây dựng 150.000 cổng sạc với 3.000 trạm sạc điện. Tại Mỹ, cuối tháng 3/2022, VinFast khởi công xây dựng nhà máy sản xuất pin xe điện với vốn đầu tư 4 tỷ USD.

Trong 9 tháng đầu năm, mảng sản xuất và kinh doanh xe máy, ô tô VinFast đạt 9.900 tỷ đồng doanh thu, tương ứng tỉ trọng 15%, đứng top 2 trong các ngành mang lại doanh thu về cho Vingroup. Số lượng xe bàn giao trong quý IV cũng sẽ dự kiến tăng do đã bố trí được nhiều linh kiện hơn.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Chủ tịch Phạm Nhật Vượng với khối tài sản lớn nhất trong 7 tỷ phú USD của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bắt Giám đốc Công ty mua bán điện thuộc EVN
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Danh Sơn, Giám đốc Công ty mua bán điện thuộc EVN để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tin mới