0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 19/11/2021 11:22 (GMT+7)

Cảnh báo mạo danh lừa đảo khách hàng trên sàn chứng khoán

Thị trường chứng khoán bùng nổ với sự tham gia ngày càng nhiều nhà đầu tư cá nhân. Vì thế hiện tượng mạo danh công ty chứng khoán nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng đang ở mức độ báo động tại thị trường trong nước.

Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa liên tiếp phát đi thông báo cảnh báo tình trạng mạo danh nhân viên công ty lừa đảo trên Zalo.

tm-img-alt
Thị trường chứng khoán bùng nổ, với sự tham gia ngày càng nhiều của nhà đầu tư cá nhân. Ảnh minh họa 

Theo BSC, thời gian gần đây, trên mạng xã hội Zalo tiếp tục xuất hiện các đối tượng mạo danh sử dụng trái phép logo, thương hiệu của công ty nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Thủ đoạn chung của các đối tượng này là mạo danh nhân viên BSC hoặc đối tác hợp tác với BSC để nhắn tin, kết bạn với người bị hại thông qua Zalo.

Mục đích chính là mời chào, lôi kéo người bị hại thực hiện nộp tiền và tham gia các nhiệm vụ được đưa ra trên ứng dụng để nhận lại hoa hồng ở mức cao từ 60 - 200%.

Sau khi chiếm đoạt được số tiền lớn hoặc bị nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, đối tượng sẽ chặn kết bạn hoặc xóa người dùng ra khỏi ứng dụng, đặc biệt là yêu cầu người bị hại trực tiếp đến trụ sở của BSC để khiếu nại.

Trước đó, Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect cũng nhận được nhiều thông tin phản hồi về những cá nhân, tổ chức mạo danh VNDirect để tung ra các chiêu trò lừa đảo, thu lợi bất chính thông qua tin nhắn, cuộc gọi đến khách hàng.

Các chiêu thức lừa đảo trên mạng xã hội có khả năng thu hút và tác động khách hàng giao dịch nhanh chóng để từ đó đánh cắp thông tin tài khoản, dữ liệu thanh toán và gần đây nhất là thúc đẩy khách hàng đầu tư vào tiền ảo chỉ với các thủ thuật đơn giản là sao chép logo ở hình ảnh nhận diện tài khoản mạng xã hội.

Một vài trường hợp tinh vi được thiết kế cùng với dấu tích xanh mô phỏng tài khoản thật chính danh của thương hiệu.

Cụ thể, các tài khoản mạng xã hội mạo danh nhằm mục đích lừa đảo thường đăng các bài viết chào mời khách hàng nhận các phần quà, ưu đãi hấp dẫn, các giá trị tặng thưởng bất ngờ và nhiều chương trình đầu tư sinh lợi hứa hẹn khác. Dưới bài viết thường mời chào khách hàng click vào một link để nhận thưởng hoặc để nộp một khoản đầu tư nhỏ.

Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) cũng có cảnh báo khách hàng về việc xuất hiện các mẫu quảng cáo của nhóm đối tượng mạo danh và sử dụng logo của FPTS qua các kênh Zalo, Facebook, YouTube… cho các hoạt động yêu cầu nộp tiền vào tài khoản không phải của FPTS để tham gia trò chơi, ứng dụng quay số, đặt cược…

FPTS khẳng định không liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu lừa đảo trên và khuyến cáo khách hàng cần cẩn trọng với các thông tin này.

Không chỉ riêng các công ty trên, nhiều công ty chứng khoán khác cũng lên liên tục phát ra thông báo cảnh báo về tình trạng mạo danh nhân viên hoặc trên các nền tảng mạng xã hội có nhiều đối tượng quảng cáo, chào mời khách hàng tham gia trò chơi, ứng dụng quay số, đặt cược... và trong các ứng dụng đó có gắn logo của các công ty chứng khoán.

Trước tình trạng này, các công ty chứng khoán lưu ý khách hàng cần cẩn trọng để nhận biết các hình thức lừa đảo.

Đồng thời, khuyến nghị khách hàng không truy cập các đường link, liên kết trong SMS, email lạ, không rõ nguồn gốc để phòng tránh các hình thức lừa đảo và đảm bảo an toàn.

Đặc biệt, khách hàng không cung cấp thông tin đăng nhập tài khoản, mã OTP, mã PIN cho bất cứ cá nhân, đơn vị, tổ chức nào qua điện thoại, email, mạng xã hội và các trang web. Trường hợp nghi ngờ bị lừa đảo, cần báo ngay cho cơ quan điều tra để kịp thời xử lý…

Trong cùng diễn biến, không chỉ tại thị trường chứng khoán, gần đây, nhiều người dân hoang mang khi nhận cuộc điện thoại lạ thông báo sử dụng điện vượt mức quy định hoặc sai phạm và yêu cầu chuyển tiền.

Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) từ đầu tháng 5/2021 đến nay, đã có nhiều trường hợp khách hàng phản ánh thông qua các kênh Chăm sóc khách hàng về việc có nhiều số điện thoại lạ tự xưng là "tổng đài ngành điện", "nhân viên điện lực", "điện lực Việt Nam" để yêu cầu khách hàng nộp tiền điện, có trường hợp còn dọa sẽ cắt điện nếu không nộp tiền.

Tại TP Hồ Chí Minh, Tổng đài Trung tâm chăm sóc khách hàng trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh cũng liên tiếp nhận được phản ánh của khách hàng về việc nhận được các cuộc gọi từ các số điện thoại lạ (+84584466432, +180013609952, +84584160503, +670919359918…) và tin nhắn từ Tổng đài 152501 tự xưng là Điện lực Việt Nam gọi đến để cảnh báo với nội dung: Điện lực Việt Nam xin thông báo khẩn cấp, do tình trạng sử dụng điện bất thường nay Công ty chúng tôi thông báo tạm ngừng cung cấp điện nếu cần hỗ trợ vui lòng bấm phím 9 để gặp nhân viên tư vấn.

Sau khi bấm số 9 thì nghe giọng nói như một nhân viên tổng đài đề nghị cung cấp tên và địa chỉ để kiểm tra. Sau đó, người này tiếp tục thông tin khách hàng đang nợ tiền điện và dọa nạt sẽ gửi hồ sơ sang công an, sau đó yêu cầu chuyển tiền gấp tới số tài khoản lạ.

Theo thống kê chưa đầy đủ của các ngành chức năng, tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ đầu năm đến nay, công an tỉnh đã phát hiện xử lý hàng trăm vụ lừa đảo trên không gian mạng internet, mạng viễn thông, trong đó có 39 vụ mạo danh hòng chiếm đoạt số tiền khoảng hơn 10 tỷ đồng.

Tại Đồng Nai, gần đây cơ quan chức năng đã phát hiện hơn 200 vụ lừa đảo trên không gian mạng, mạng viễn thông; trong đó có 90 vụ giả danh công an, cán bộ viện kiểm sát gọi điện đe dọa, yêu cầu cung cấp số tài khoản, và chuyển khoản.

Bạn đang đọc bài viết Cảnh báo mạo danh lừa đảo khách hàng trên sàn chứng khoán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.