Cách sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện trong mùa Hè nắng nóng
nên sử dụng tủ lạnh như thế nào để đảm bảo an toàn, bảo quản thực phẩm tốt cho sức khỏe lại tiết kiệm được điện năng là điều cần thiết mà mọi người cần biết.
Thông thường ngăn mát của tủ lạnh sẽ để những thức ăn chín hay là rau, củ quả, còn ngăn đông sẽ để bảo quản những thực phẩm tươi sống và được để riêng trong những hộp kín.
Trong mỗi tủ lạnh thường có 3 chế độ điều khiển nhiệt độ là Min, Normal và Max cho nên nếu không dùng cho những trường hợp đặc biệt thì nên đặt tủ lạnh ở chế độ Normal để tủ hoạt động với chế độ bình thường. Trường hợp gia đình vắng người khi đi du lịch hay đi công tác dài ngày và có rất ít thực phẩm thì nên để tủ lạnh ở chế độ Min để hoạt động tiết kiệm điện năng.
Còn trong trường hợp gia đình nào tích trữ quá nhiều thực phẩm thì ngay ban đầu cần chuyển tủ lạnh hoạt động ở chế độ Max, khi đó tủ lạnh sẽ hoạt động với công suất tối đa để giúp làm lạnh nhanh, để khối thực phẩm này được cấp đông mới chuyển tủ lạnh hoạt động ở chế độ Nomal để làm việc êm ái và tiết kiệm điện năng.
Sắp xếp thực phẩm và đồ ăn hợp lý sẽ đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng và tủ lạnhsẽ hoạt động hiệu quả
Một trong những mẹo ít biết về sử dụng tủ lạnh đúng cách, đặc biệt là trong thời tiết mùa hè nắng nóng là hạn chế hoặc tránh để thực phẩm chóng hỏng như trứng, sữa, sữa chua,… ở cửa tủ lạnh do nhiệt độ ở các ngăn của cửa tủ lạnh thường ấm hơn khoảng 3 – 4 độ và dễ dao động hơn nhiệt độ trong tủ lạnh. Chỉ nên để các loại gia vị, nước ngọt và bơ ở cửa tủ lạnh.
Chú ý các thực phẩm đưa vào tủ lạnh không được còn nóng và cũng không được để nguội ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ đồng hồ. Tốt nhất là bạn hãy làm nguội nó cấp tốc bằng cách cho chúng vào nồi (tô, bát) sau đó đặt vào bồn nước lạnh. Bên cạnh đó các thực đều phải được đậy kín khi đặt trong tủ lạnh. Thực phẩm tươi sống cũng không nên để trong tủ lạnh quá lâu đặc biệt vào ngày nắng nóng.
Để tránh nhiễm khuẩn thực phẩm nên đặt riêng các loại thực phẩm với nhau: thực phẩm tươi sống, thực phẩm chính và các loại rau củ. Đối thực phẩm tươi sống nên đặt ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh vì nhiệt độ ở đáy tủ lạnh là lạnh nhất, đặc biệt là khi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè) và tránh nhiễu nước từ ngăn trên xuống thực phẩm làm nhiễm khuẩn.
Những loại đồ ăn như thịt gà, miếng thịt lớn, đồ hầm cần đuợc chia nhỏ và đậy kín trước khi cho vào tủ lạnh
Một điều quan trọng không thể thiếu khi sử dụng tủ lạnh là việc cài đặt nhiệt độ sao cho thích hợp, đặc biệt là vào mùa nóng. Trước tiên để rã đông thực phẩm hiệu quả, các bà nội trợ nên bỏ đồ ăn vào ngăn mát tủ lạnh, nước lạnh hoặc lò vi sóng thay vì để ở nhiệt độ phòng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đối với rã đông bằng ngăn mát sẽ giúp bạn tiết kiệm điện, tuy nhiên cần bỏ xuống ngăn mát 1-2 ngày trước khi chế biến.
Nhiều người có thói quen để nhiệt độ thấp nhất của tủ lạnh để làm lạnh nhanh nhưng như vậy sẽ rất hại điện, nhiệt độ hợp lí cho ngăn mát là 20 độ và ngăn đá là 0-3 độ. Bên cạnh đó, nên nhớ bỏ những đồ dễ hư hỏng ra ngoài và tăng nhiệt độ tủ lạnh trước khi đi nếu gia đình có ý định du lịch vào mùa hè.
Một điểm đặc biệt nữa là hiện nay, nhiều tủ lạnh được trang bị ngăn đông mềm nằm sát với ngăn làm đá. Đây là tính năng rất tiện ích của tủ lạnh, bởi cơ chế hoạt động của ngăn này sẽ đưa nhiệt độ về âm 3 độ C, thực phẩm sẽ bám 1 lớp băng mỏng bên ngoài và bên trong thực phẩm gần như không bị đóng băng nên không làm thực phẩm bị mất nước cũng như đông đá hoàn toàn. Tính năng này hết sức hữu dụng cho những thực phẩm cho các gia đình có nhu cầu chế biến sớm mà không cần phải cấp đông dài ngày ở nhiệt độ âm 20 độ C.
Là thiết bị lưu trữ và bảo quản thực phẩm, vì thế việc giữ vệ sinh cho tủ lạnh là yêu cầu rất cấp thiết nhằm giữ thực phẩm sạch, không nhiễm khuẩn và gây mùi khó chịu. Do đó, mọi người cần bao bao gói thực phẩm cẩn thận, sau đó mới đưa vào tủ lạnh. Trong quá trình sử dụng, cần liên tục quan sát và theo dõi nếu thấy tủ lạnh có mùi lạ hoặc bẩn vì vương đồ ăn hoặc thực phẩm cần phải vệ sinh ngay.
Cách vệ sinh tủ lạnh nhanh nhất là ngắt điện tủ lạnh, mở hết các cánh cửa tủ lạnh cho không khí bên ngoài tràn vào cho tan hết đá trong tủ, sau đó mới bỏ hết thực phẩm, đồ ăn trong tủ ra ngoài.
Ngoài ra, để tủ lạnh hoạt động tốt nhất, cần lắp đặt tủ tại những vị trí thích hợp, có nguồn điện ổn định và tránh các nguồn nhiệt. Thứ hai, cần sắp xếp, bố trí các ngăn để thực phẩm hợp lý và nhớ rõ vị trí để thực phẩm, tránh việc phải đảo lộn tất cả thực phẩm để tìm kiếm khiến tủ lạnh bị hao nhiệt. Quá trình lấy thực phẩm ra cũng như cất đồ ăn vào tủ bảo quản cần được tiến hành đồng thời cùng 1 lần mở tủ, tránh việc phải đóng mở cửa tủ lạnh nhiều lần, nhiệt độ bị tổn hao khiến tủ lạnh phải hoạt động lâu hơn để bù nhiệt gây lãng phí điện năng cũng như độ bền của tủ lạnh.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm