0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 27/11/2021 09:17 (GMT+7)

Các doanh nghiệp mong muốn đơn giản thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Bộ trưởng Xây dựng khẳng định trong năm 2021,2022 với việc thực hiện phương án cắt giảm hàng loạt thủ tục do Bộ quản lý sẽ hỗ trợ thực chất nhất cho doanh nghiệp ngành xây dựng, tạo ra đột phá trong nâng cao Chỉ số cấp phép xây dựng.

Đơn giản nhiều thủ tục hành chính

Đây là thông tin được đưa ra tại hội nghị Đối thoại doanh nghiệp cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan. Báo cáo tại hội nghị, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 2020 về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư – đất đai – xây dựng – môi trường.

Theo kết quả khảo sát từ hơn 10.000 doanh nghiệp, trong số 10 nhóm thủ tục được đánh giá, đứng đầu nhóm thủ tục hành chính đang gây khó cho các doanh nghiệp là các thủ tục về dất đai, giải phóng mặt bằng, với 50% doanh nghiệp kêu khó khăn đáng kể trong năm 2020.

Tiếp sau là các thủ tục liên quan đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đứng thứ ba.

tm-img-alt
Hội nghị Đối thoại doanh nghiệp 2021.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển là chủ trương quan trọng mà Đảng và Chính phủ đã đề ra và đang ưu tiên thực hiện.

Riêng trong 10 tháng năm 2021, Bộ Xây dựng đã bãi bỏ 3 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; cắt giảm, đơn giản hóa 59/172 điều kiện đầu tư kinh doanh đối với 9 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (đạt 34,3%); cắt giảm, đơn giản hóa 9 thủ tục hành chính; cắt giảm yêu cầu, điều kiện đối với một số đối tượng khi thực hiện hoạt động xây dựng trong 3 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; tích hợp, thay thế 5 Nghị định, 7 Thông tư vào 2 Nghị định.

Gần đây nhất, Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1936/QĐ-TTg ngày 22/11/2021 phê duyệt Phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng trong năm 2021 và năm 2022.

Thực hiện thành công Phương án này hứa hẹn tạo ra các hỗ trợ thực chất nhất cho doanh nghiệp ngành Xây dựng, tạo ra sự đột phá trong nâng cao Chỉ số cấp phép xây dựng của Ngành năm 2021, 2022.

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công, hiện nay, cộng đồng doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19. Cải cách hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, giảm bớt gánh nặng tuân thủ thủ tục hành chính.

Đặc biệt cải cách hành chính trong những lĩnh vực quan trọng như đầu tư - xây dựng - đất đai - môi trường có tác dụng tích cực không kém một “gói cứu trợ” cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn bởi đại dịch. Chương trình này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí, giúp giải phóng nhiều nguồn lực quốc gia đang bị tắc nghẽn, đình trệ, giúp các dòng vốn đầu tư cả công và tư nhanh chóng đi vào hoạt động, giúp tạo đà để nền kinh tế bứt phá nhanh hơn trong giai đoạn sắp tới.

Nhận diện những khó khăn

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, việc cải cách hành chính là một trong những giải pháp quan trọng, bền vững, hiệu quả và trong "tầm tay" của các cơ quan Nhà nước. “Cải cách hành chính sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, giảm bớt gánh nặng tuân thủ thủ tục hành chính.

Đặc biệt cải cách hành chính trong những lĩnh vực quan trọng như đầu tư - xây dựng - đất đai - môi trường có tác dụng tích cực không kém một "gói cứu trợ" cho doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn bởi đại dịch”, ông Công nói. Đồng quan điểm trên, bà Nguyễn Minh Thảo cũng đánh giá việc cải thiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng, tạo môi trường kinh doanh tốt như một "gói hỗ trợ".

Thậm chí được doanh nghiệp mong chờ hơn cả một gói tài khóa. Báo cáo cũng đưa ra một góc nhìn cho thấy sự khác biệt giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) so sánh với doanh nghiệp tư nhân trong nước về cách chọn lựa địa điểm đầu tư, các quy định pháp lý và cách đối xử của chính quyền địa phương...

Theo đó, mặc dù đối với các doanh nghiệp tư nhân trong nước việc nhận quyết định chủ trương đầu tư còn rất khó khăn nhưng đối với các doanh nghiệp FDI lại không phải vấn đề quá lớn. Vấn đề thủ tục về đất đai và giải phóng mặt bằng đối với các doanh nghiệp nước ngoài thường hay chọn vào trong khu công nghiệp.

Với những khoảng cách khác biệt giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI được nêu trong báo cáo của nhóm nghiên cứu, chính là cơ sở để các đại biểu, các diễn giả và doanh nghiệp cùng thảo luận và đánh giá nhằm tìm ra những giải pháp hữu hiệu, cải thiện chính sách và góp phần hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Nhiều dư địa cải cách

Trước thực trạng nói trên, ông Đậu Anh Tuấn khuyến nghị, còn nhiều dư địa cải cách trong lĩnh vực thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng và các nội dung liên quan. Chính phủ, Bộ Xây dựng cần tiếp tục các giải pháp cải cách thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng và các lĩnh vực có liên quan trong năm 2022.

Theo đó, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chi tiết, minh họa dễ hiểu về quy trình thực hiện các thủ tục liên ngành trong lĩnh vực xây dựng; lập các trang thông tin hỏi đáp về thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng để cập nhật thường xuyên các văn bản pháp lý, các tình huống hay gặp phải và giải pháp xử lý.

Cùng đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tiếp nhận và xử lý thủ tục hành chính thông qua các cổng dịch vụ công trực tuyến; rà soát hệ thống pháp luật về đầu tư và các lĩnh vực có liên quan như phòng cháy, chữa cháy, đất đai, môi trường để tiếp tục cải cách theo hướng lồng ghép, tích hợp thành các nhóm thủ tục để giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc; xây dựng kế hoạch thanh tra sát với thực tiễn về yêu cầu, nhiệm vụ phòng chống tham nhũng; đồng thời phát triển rộng rãi hình thức thanh toán trực tuyến cấp độ 4 cho thủ tục hành chính để giảm thiểu cơ hội phát sinh chi phí không chính thức và tệ nhũng nhiễu...

Song song đó, Bộ Xây dựng cũng cân nhắc việc thiết kế Bộ chỉ số đánh giá mức độ thuận lợi của việc thực hiện thủ tục hành chính đầu tư - đất đai - xây dựng - môi trường ở cấp tỉnh.

Mục đích đặt ra là nhằm chỉ rõ những địa phương mà ở đó doanh nghiệp gặp thuận lợi hay khó khăn trong quá trình thực hiện nhóm thủ tục đầu tư xây dựng. Đồng thời, cung cấp thông tin cho chính quyền các tỉnh để lựa chọn giải pháp cải cách phù hợp; cung cấp thông tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư để dự liệu tiến trình thực hiện thủ tục tại mỗi địa phương và lựa chọn địa điểm đầu tư....

Bạn đang đọc bài viết Các doanh nghiệp mong muốn đơn giản thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023