0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 17/01/2022 11:59 (GMT+7)

Các địa phương có thể xây dựng thông điệp “đón Tết an toàn”

“Chúng ta không thể để dịch bệnh cướp đi cuộc sống, cướp đi những thói quen thân thuộc, chúng ta có thể đối mặt với rất nhiều sự nguy hiểm, đối mặt với chiến tranh, nhưng sẽ rất khó để đối mặt với việc mất đi cảm giác được sống như một con người”.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Đối với mỗi người dân, Tết là dịp sum vầy, đoàn tụ. Ai đi xa, ngày Tết cũng mong được trở về để được sống trong không khí ấm áp tình thân. Chính vì vậy, về quê ăn Tết là nhu cầu chính đáng của mỗi người.

Thế nhưng, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn nhiều thứ, tác động tới cả thói quen ăn Tết, vui Tết và rất nhiều nếp sinh hoạt khác nữa. Nỗi lo dịch bệnh, cách ly… khiến nhiều người vẫn phải dùng dằng, đắn đo, trăn trở với câu chuyện đi - ở.

Thực tế là ngay cả một số địa phương cũng bằng cách này hay cách khác, thể hiện quan điểm: bà con ai ở đâu ở đó, không nên về quê ăn Tết để đảm bảo an toàn chống dịch.

tm-img-alt
Nhà báo Phạm Trung Tuyến.

Nhà báo Phạm Trung Tuyến, Phó Giám đốc Kênh VOV Giao thông Quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ với những áp lực mà chính quyền các địa phương đã và đang phải chịu, làm thế nào để đảm bảo an toàn trong dịp Tết đến Xuân về. Song, xét ở khía cạnh những người xa quê thì ngày Tết không được trở về quê hương, vui vầy với gia đình, người thân quả là điều không dễ dàng, cũng tạo cho họ một tâm trạng rất nặng nề.

Việc một số địa phương đưa ra những thư ngỏ hay khuyến cáo người dân không nên về quê ăn Tết, dù không phải là cấm nhưng rõ ràng cũng sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới tâm lý của mỗi người.

Những người xa quê cảm thấy chạnh lòng, cảm giác không được chào đón khi về quê khiến cho người ta rất dễ tủi thân. Thậm chí không ít người lo sợ rằng khi về quê sẽ lại làm phiền, thậm chí trở thành gánh nặng, ảnh hưởng đến họ hàng, người thân tại quê nhà. Bởi thực tế là đã có không ít người gặp sự kỳ thị của chính người dân quê, của chính quyền sở tại khi trở về quê.

Ở thời điểm năm ngoái, khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, làn sóng về quê ăn Tết không đông như mọi năm. Đó là cái Tết của hàng triệu, triệu người ở lại phố phường vì sự an toàn của gia đình, cộng đồng.

Tết Nhâm Dần năm nay, đại đa số người dân trên cả nước đã được tiêm vaccine, xa nhà lâu quá muốn về quê cũng là điều dễ hiểu. "Chúng ta không thể để dịch bệnh cướp đi cuộc sống, cướp đi những thói quen thân thuộc... Chúng ta có thể đối mặt với rất nhiều sự nguy hiểm, chúng ta có thể đối mặt với chiến tranh, với sự mất an ninh nhưng sẽ rất khó để đối mặt với việc mất đi cảm giác được sống như một con người. Đấy cũng là tâm lý khiến cho mọi người mong mỏi khao khát để được trở về quê trong dịp Tết đến Xuân về". Nhà báo Phạm Trung Tuyến phân tích.

Có không ít người chia sẻ rằng quê chỉ cách chỗ làm việc, công tác khoảng trăm cây số, thế nhưng cả năm nay họ chưa được một lần về thăm bố mẹ, người thân. Và nhất là trong dịch bệnh như thế này thì mọi người lại càng trân quý bất cứ khi nào được nhìn thấy nhau, được quan tâm đến nhau.

Thế nhưng đường về quê thật quá đỗi xa xôi. Nếu về thì lại lo lắng không biết có đảm bảo an toàn cho gia đình, người thân hay không, đó là chưa nói đến những bất tiện với các thủ tục, quy định của từng địa phương.

Một cái Tết trọn vẹn đầm ấm yên vui phải là một cái Tết an toàn, nhưng nói như nhà báo Phạm Trung Tuyến, an toàn không có nghĩa là “ngăn sông cấm chợ”: "Người dân hoàn toàn có thể về quê ăn Tết miễn sao tuân thủ đầy đủ các quy định phòng chống dịch của Bộ Y tế. Về phía các địa phương, nên chăng chúng ta tạo điều kiện và hỗ trợ để người dân an lòng về quê ăn Tết trong trạng thái bình thường mới.

Nên kiểm soát dịch bệnh theo cách thu thập thông tin hơn là đặt ra các rào cản. Chẳng hạn mỗi người về quê thì nên khai báo y tế và thậm chí là có những thông báo cho người thân họ hàng về tình hình dịch tễ của bản thân để mọi người lựa chọn việc có tiếp xúc hay không".

Tết nào vui bằng Tết đoàn viên, nhiều khi chỉ đơn giản là được thấy nhau trong mâm cơm gia đình cũng khiến người con xa quê ấm lòng. Chính vì vậy, thay vì vận động hoặc ra quy định “làm khó” người dân, chính quyền các địa phương có thể xây dựng một thông điệp khác có ý nghĩa hơn nhiều. Đó chính là thông điệp “đón Tết an toàn” – một cái Tết an toàn trong thời điểm hiện nay chính là một cái Tết vui tươi, đầm ấm.

Bạn đang đọc bài viết Các địa phương có thể xây dựng thông điệp “đón Tết an toàn”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.