0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ sáu, 05/11/2021 17:18 (GMT+7)

ASEAN có khó khăn khi cam kết từ bỏ dần điện than?

Hơn 40 quốc gia, trong đó có các nước sử dụng nhiệt điện than nhiều như Canada, Ba Lan, Ukraine và Việt Nam, đã cùng cam kết tại COP26 bỏ dần than và ngừng xây thêm các nhà máy nhiệt điện.

Bản "Tuyên bố Chuyển đổi từ Than sang Điện sạch Toàn cầu" đã được công bố trong Ngày năng lượng 04/11 của Hội nghị COP26 ở Glasgow, Scotland. Hiện tại đã có 47 quốc gia, trong đó có Việt Nam ủng hộ tuyên bố trên, với cam kết sẽ chấm dứt sản xuất điện từ than đá và ngừng xây mới các nhà máy nhiệt điện than.

tm-img-alt
Một nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động ở tỉnh Banten, Indonesia - Ảnh: Reuters

Tính tới ngày 04/11, với các cam kết đã có gần 70 quốc gia đặt mục tiêu loại bỏ than đá và con số này có thể mở rộng khi các cuộc đàm phán về khí hậu tiếp tục diễn ra tại Glasgow trong tuần tới. Hầu hết các nền kinh tế lớn sẽ loại bỏ điện than vào thập niên 2030, trong khi phần còn lại của thế giới sẽ thực hiện mục tiêu này từ thập niên 2040 trở đi.

Các nền kinh tế ASEAN cũng không đứng ngoài cuộc chiến khí hậu đầy thách thức này, khi lãnh đạo các nước đều đồng ý cần sớm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ sử dụng than sang năng lượng sạch.

Indonesia và triển vọng cột mốc 2040

Indonesia, quốc gia sử dụng nhiều than đá bậc nhất thế giới, tại Hội nghị COP26 đã khẳng định quốc gia này có thể loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện gây ô nhiễm môi trường vào năm 2040 nếu nhận được hỗ đỡ tài chính từ quốc tế.

Indonesia trước đó từng đưa ra thông báo đang có kế hoạch loại bỏ dần than đá trong ngành nhiệt điện vào năm 2056, như một phần trong kế hoạch nhằm được đạt lượng phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố kế hoạch hỗ trợ Indonesia và Philippines đóng cửa 50 nhà máy nhiệt điện trong 10-15 năm tới với 2 nguồn quỹ trị giá hàng tỉ USD.

Theo ADB, một quỹ dùng cho việc dừng hoạt động hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng các nhà máy nhiệt điện, quỹ còn lại đầu tư vào năng lượng sạch. Dù vậy, kế hoạch còn thiếu nhiều chi tiết hành động cụ thể.

Theo tính toán được đưa ra, Indonesia phải cần đến 200 tỷ USD mỗi năm trong thập niên này để đầu tư vào năng lượng sạch.

Singapore về đích vào năm 2050

Singapore trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên gia nhập Liên minh đẩy lùi Than (PPAC) trong ngày 04/11. Đây hiện là liên minh lớn nhất thế giới về loại bỏ than đá hiện có thành viên gồm 165 quốc gia, thành phố, khu vực và doanh nghiệp. Với việc tham gia PPAC, Singapore cam kết loại bỏ việc sử dụng than trong ngành điện vào năm 2050 và sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh.

Bộ trưởng Bộ Phát triển bền vững và Môi trường của Singapore ông Grace Fu cho biết: “Việc đốt than đang khiến hàng tỷ người đối mặt với những rủi ro. Đây là lý do tại sao Singapore đã quyết định gia nhập PPCA”.

Trong nửa đầu năm nay, theo số liệu của Cơ quan Thị trường Năng lượng Singapore, khoảng 95% lượng điện của nước này được sản xuất bằng khí tự nhiên, dạng nhiên liệu hóa thạch sạch nhất. Than đá chiếm 1,2%, dầu diesel và nhiên liệu chiếm 0,6%, trong khi chất thải điện tử, sinh học và năng lượng mặt trời chiếm 3,2% còn lại.

Song song với việc thay thế sử dụng các năng lượng thân thiện với môi trường, quốc gia này cũng đang xem xét nghiên cứu một loại công nghệ có chức năng thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon cho môi trường toàn cầu trong tương lai. 

Việt Nam đang tiếp tục xây dựng lộ trình

Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu khẳng định: "Về phần mình, mặc dù là nước đang phát triển mới chỉ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam là một nước có lợi thế về năng lượng tái tạo. Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050".

tm-img-alt
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 ở Glasgow, Scotland hôm 1/11. Ảnh: AFP.

Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á với việc nhất trí với bản cam kết năng lượng tại COP26 sẽ cần có sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao và hành động cục thể để sớm thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiệt điện và ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu trong thế kỷ này.

Tại Việt Nam, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam chưa thể dừng nhiệt điện than trong giai đoạn 2021-2030. Phát biểu tại hội đàm trực tuyến với Bộ trưởng Bộ Năng lượng, thương mại và chiến lược công nghiệp Anh Greg Hands ngày 21/10, ông Diên nói nhiệt điện hiện đang chiếm trên 32% tổng công suất nguồn điện toàn quốc và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của Việt Nam.

Nhưng tới năm 2030, Việt Nam sẽ không phát triển thêm các nhà máy nhiệt điện mới, hạn chế tối đa các nhà máy mới tới năm 2045 và từng bước loại bỏ các nhà máy đã vận hành nhiều năm, công nghệ lạc hậu.

Bạn đang đọc bài viết ASEAN có khó khăn khi cam kết từ bỏ dần điện than?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Điện gió ngoài khơi ở Đài Loan và cơ hội tham gia của Việt Nam
Để hiểu thêm về phát triển điện gió ngoài khơi ở Đài Loan, chuyên gia cập nhật những dữ liệu liên quan đến tiềm năng, chính sách phát triển điện gió ngoài khơi khu vực này, đặc biệt là cơ hội tham gia làm nhà thầu chế tạo cơ khí, xây lắp... của Việt Nam.
Vốn FDI vào bất động sản tăng gần 2 lần
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiếp tục trụ hạng ở vị trí thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong 9 tháng qua với hơn 3,5 tỷ USD, chiếm gần 19% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Dòng vốn FDI kì vọng khởi sắc và bứt phá trong năm 2022
Năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.

Tin mới