0915 15 67 76 [email protected]
Thứ năm, 17/03/2022 09:02 (GMT+7)

56% doanh nghiệp FDI báo lỗ

Giá trị lỗ của nhóm doanh nghiệp kể trên là hơn 150 nghìn tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 1 triệu tỷ đồng, tăng 27% so với doanh thu của các doanh nghiệp báo lỗ năm 2019.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Phân tích báo cáo kết quả tổng hợp, phân tích báo cáo tài chính năm 2020 của Bộ Tài chính cho thấy, trong số hơn 25 nghìn doanh nghiệp FDI đang hoạt động, có đến hơn 14 nghìn doanh nghiệp báo lỗ.

Giá trị lỗ của nhóm doanh nghiệp kể trên là hơn 150 nghìn tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 1 triệu tỷ đồng, tăng 27% so với doanh thu của các doanh nghiệp báo lỗ năm 2019.

Khoảng 16,9%, tương đương với 4.250 doanh nghiệp thậm chí còn lỗ mất vốn, tăng 22,7% so với năm 2019. Riêng nhóm này có tổng giá trị vốn chủ sở hữu trên báo cáo tái chính âm hơn 140 nghìn tỷ đồng.

Doanh nghiệp báo lỗ trong cả 2 năm 2019 và 2020 tập trung nhiều ở các ngành như sản xuất kim loại; dầu khí; xăng dầu; nhiên liệu khí; viễn thông; phần mềm… trong đó, riêng ngành sản xuất kim loại có số lỗ được cải thiện tương đối tích cực so với năm 2019.

Chỉ có khoảng hơn 10 nghìn doanh nghiệp FDI báo lãi, chiếm hơn 40%. Tổng giá trị lợi nhuận trước thuế đạt 557.649 tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2019.

Một điểm đáng lưu ý được Bộ Tài chính chỉ ra là doanh nghiệp FDI lĩnh vực viễn thông, phần mềm báo lỗ nặng, trong khi những lĩnh vực này được cho là hưởng lợi rất nhiều từ xu thế làm việc, học tập tại nhà, chuyển đổi số… trở nên mạnh mẽ nhờ đại dịch Covid-19.

2 công ty FDI có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng viễn thông, phần mềm là Airpay và Shopee. Năm 2020, Shopee chứng kiến mức doanh thu rất cao, quy mô vốn đầu tư lớn còn Airpay có những hoạt động mở rộng quy mô, tuy nhiên cả 2 doanh nghiệp vẫn báo lỗ. Shopee thậm chí còn lỗ mất vốn.

Bình luận về trường hợp của Shopee, Bộ Tài chính cho biết có thể doanh nghiệp này gặp rủi ro tài chính khi thanh toán các khoản nợ đến hạn, do tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ phải trả ngắn hạn. Tuy nhiên, đây cũng là trường hợp cho thấy việc thu hút FDI quy mô vốn lớn chưa chắc đã có đóng góp tích cực cho nguồn thu ngân sách.

Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh hiện tượng dù doanh thu, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ, lỗ mất vốn chưa có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Hiện tượng chuyển giá, trốn thuế vẫn còn diễn ra, gây thiệt hại nguồn thu ngân sách và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư, kinh doanh.

Bạn đang đọc bài viết 56% doanh nghiệp FDI báo lỗ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

OceanBank sắp về tay MB với giá 0 đồng
Sau gần 2 năm tham gia tái cơ cấu, MB đã hoàn tất thủ tục gửi lên Ngân hàng Nhà nước về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng Oceanbank và đang chờ trình Chính phủ phê duyệt.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.
Lãi suất ngân hàng Agribank tháng 3/2024
Tháng 3/2024, Ngân hàng Agribank vừa có thông báo mức lãi suất huy động. Theo đó, mức lãi suất huy động cao nhất là 4,9% năm được áp dụng cho khách hàng cá nhân

Tin mới