0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 22/12/2021 06:15 (GMT+7)

Việt Nam - Đất nước có trách nhiệm, tích cực và chủ động giữa đại dịch

Trong năm 2021, với sự chuẩn bị chủ động và kỹ lưỡng, Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, để lại dấu ấn đậm nét là một đất nước có trách nhiệm, tích cực và chủ động.

Năm 2021, Việt Nam là đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, tuy nhiên lại đạt được nhiều kết quả nổi bật về đối ngoại. Để lại dấu ấn đậm nét khó phai trong mắt bạn bè quốc tế, là một đất nước có trách nhiệm, tích cực và chủ động.

Theo Phó Chủ tịch VNUK Network, mối quan hệ bền chặt được thiết lập thông qua các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và tận tụy đã giúp Việt Nam gặt hái được nhiều thành công trên trường quốc tế.

Cùng điểm lại những dấu ấn đối ngoại nổi bật của Việt Nam trong năm 2021.

Hội nghị COP26: Quốc tế ấn tượng với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” của Việt Nam

tm-img-alt
Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP26 diễn ra ở thành phố Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. 

Hội nghị COP26 đánh dấu sự chuyển đổi mang tính đột phá trong mô hình phát triển trên thế giới, từ dựa trên năng lượng hóa thạch, sang phát triển ít phát thải, hướng tới phát thải ròng bằng "0".

Đoàn Việt Nam tham dự COP26, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đã có đóng góp rất lớn vào thành công của COP26. Cùng với cam kết quan trọng về phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Tại hội nghị, Việt Nam cũng đã thể hiện sự ủng hộ và tham gia nhiều sáng kiến rất quan trọng. Cùng với những tuyên bố chính trị của Thủ tướng cho thấy vị thế, trách nhiệm của Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu đồng thời cũng chính là giúp Việt Nam vượt qua thách thức nghiêm trọng do biến đổi khí hậu.

Cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” mà Việt Nam đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26) đã gây ấn tượng mạnh với dư luận và truyền thông quốc tế.

tm-img-alt
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. 

Tại Hội thảo, các đại biểu quốc tế đã chúc mừng Việt Nam đã có những cam kết rất mạnh mẽ trong khuôn khổ Hội nghị COP26, đồng thời khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hiện thực hóa các cam kết này.

Với cam kết mạnh mẽ, cùng những ý kiến đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, đồng thời, khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình hiện thực hóa các cam kết này.

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Việt Nam đang đi đúng dòng chính của xu thế phát triển toàn cầu cùng với các nước phát triển có tiềm năng về kinh tế, công nghệ cao. Việc cam kết đưa phát thải ròng về 0 và tham gia cam kết giảm phát thải khí methane đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế, khai thông nguồn tài chính toàn cầu cho phát triển ít phát thải, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam phát triển.

Việt Nam cùng các nước trong khối ASEAN, giữ vững đoàn kết, ứng phó thách thức

Sự thành công của ASEAN trong năm 2021 cũng ghi nhận sự đóng góp không nhỏ của Việt Nam. Rất nhiều sáng kiến được Việt Nam đề xuất trong năm giữ cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020  tiếp tục được thực hiện và phát triển.

tm-img-alt
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 theo hình thức trực tuyến. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Việt Nam tiếp tục tham gia chủ động, tích cực, đóng góp trách nhiệm vào công việc chung của ASEAN, đồng thời phối hợp với nước Chủ tịch Brunei thúc đẩy các ưu tiên trong năm 2021, về ứng phó COVID-19, đánh giá triển khai Hiến chương ASEAN, xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025 và thúc đẩy vai trò của ASEAN trong hợp tác tiểu vùng.

Khi tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39, những phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các hội nghị với các nước đối tác về chiến lược mới với cách tiếp cận toàn dân để thích ứng an toàn, ứng phó linh hoạt, kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19 cùng với việc đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội… được các nước hoan nghênh, hưởng ứng.

tm-img-alt

Các nhà lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị Cấp cao trực tuyến lần thứ 38. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, giá trị của sự đoàn kết, giá trị cốt lõi và sức mạnh của ASEAN trong suốt 54 năm qua, gắn với trách nhiệm và tinh thần xây dựng của tất cả các thành viên cần được đề cao, qua đó giúp ASEAN có tiếng nói thống nhất, phát huy vai trò trung tâm và uy tín của ASEAN.

Vai trò, vị thế của Việt Nam ngày càng nổi bật tại diễn đàn Liên hợp quốc

tm-img-alt
Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Khoá họp 76 Đại hội đồng LHQ. Ảnh: UN/ Cia Pak

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 được tổ chức tại New York (Mỹ) , dư luận quốc tế đã đánh giá rất cao các hoạt động cùng bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại diễn đàn Liên hợp quốc, thể hiện Việt Nam là thành viên quan trọng và tích cực của cộng đồng quốc tế.

Cách tiếp cận của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề quốc tế, việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự trực tiếp phiên thảo luận tại Đại hội đồng Liên hợp quốc cho thấy Việt Nam rất coi trọng diễn đàn này.

tm-img-alt
Toàn cảnh phiên khai mạc của ĐHĐ LHQ lần thứ 75. (Ảnh: LHQ)

Việt Nam tái định vị là một cường quốc trung gian và phát triển vai trò xây dựng hòa bình, thể hiện sự tự tin ngày càng tăng của Hà Nội trong việc đóng vai trò hòa giải quan trọng trong ASEAN liên quan tới các vấn đề an ninh khu vực.

Thông qua đánh giá của các chuyên gia và truyền thông quốc tế, có thể thấy các hoạt động của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp tục làm nổi bật vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, khẳng định Việt Nam luôn là một đối tác tích cực, chủ động và có trách nhiệm với những đóng góp thiết thực trong những vấn đề hòa bình, an ninh và phát triển trên thế giới.

Việt Nam đồng chủ trì Phiên họp trực tuyến 15 Nhóm chuyên gia gìn giữ hòa bình Chu kỳ 4 (2021-2023)

Phát biểu tại phiên họp lần thứ 14,  Đại tá Mạc Đức Trọng cho biết, các nước thành viên đã nhất trí thành lập “Diễn đàn Phụ nữ, Hòa bình và An ninh”, một sáng kiến của hai đồng chủ tịch tại phiên họp lần thứ 14. Theo đó, “Diễn đàn Phụ nữ, Hòa bình và An ninh” được thành lập trên cơ sở đồng thuận của tất cả các nước ADMM + cũng như sự cho phép của Ban Thư ký ASEAN.

tm-img-alt
Đại tá Mạc Đức Trọng (giữa), Trưởng nhóm chuyên gia Gìn giữ hòa bình Việt Nam, đồng chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Đại tá Mạc Đức Trọng nhấn mạnh công tác huấn luyện tiền triển khai và nâng cao năng lực là điều tối quan trọng trong việc chuẩn bị cho lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đáp ứng các yêu cầu của nhiệm vụ tại Phái bộ.

tm-img-alt
Đại diện Ban Thư ký ASEAN, Nhóm Chuyên gia Gìn giữ hòa bình các nước ADMM+ và các diễn giả từ Trụ sở Liên hợp quốc tham dự trực tuyến tại các điểm cầu. Ảnh: TTXVN

Đoàn Việt Nam tham dự, đồng chủ trì phiên họp thể hiện vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam trong việc đảm nhiệm vai trò kép là Ủy viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đồng thời đảm nhiệm vai trò đồng chủ trì EWG PKO Chu kỳ 4, 2021-2023 với Nhật Bản. Tiếp tục khẳng định vai trò, uy tín, vị thế và đóng góp của Việt Nam trong các cơ chế hợp tác đa phương về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trong khu vực.

Qua phiên họp lần này, Việt Nam có cơ hội tăng cường trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm với các quốc gia thành viên và Liên hợp quốc, tăng cường hiệu quả của công tác huấn luyện tiền triển khai, nâng cao năng lực và sự tham gia của phụ nữ trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.

Việt Nam - một trong những thành viên chủ chốt xây dựng triển khai hiệu quả tầm nhìn APEC đến năm 2040

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 28 theo hình thức trực tuyến theo lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, tổ chức tối ngày 12/11.

tm-img-alt
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 28 được tổ chức theo hình thức trực tuyến - Ảnh: TTXVN

Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 28 là sự kiện quan trọng nhất trong chuỗi các sự kiện của Tuần lễ cấp cao APEC 2021 với sự tham dự của các nhà lãnh đạo kinh tế, đại diện 21 nền kinh tế thành viên APEC; Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) là khách mời của hội nghị.

Với chủ đề “Hợp tác APEC nhằm đẩy mạnh phục hồi kinh tế hậu COVID-19; Các cơ hội và thách thức chủ yếu trong thế giới hậu Covid-19 và làm thế nào để bảo đảm các thành quả được chia sẻ đồng đều tới toàn bộ người dân trong hiện tại và tương lai”. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận các biện pháp nhằm ứng phó với đại dịch, đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế, khơi dậy động lực mới hướng tới tăng trưởng sáng tạo, bền vững và bao trùm.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra những quan điểm, đề xuất và giải pháp để các nền kinh tế trở lại quỹ đạo phát triển bền vững, đồng thời có nhận thức và tư duy mới trên cơ sở tổng hoà các yếu tố kinh tế, môi trường, xã hội. Cân bằng lợi ích của tất cả các bên, vì lợi ích của mỗi nền kinh tế và của cả cộng đồng.

tm-img-alt
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 28. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Các đề xuất của Chủ tịch nước được nhiều nhà lãnh đạo APEC đánh giá cao, được tán đồng và phản ánh trong các văn kiện của hội nghị. Việt Nam Là một trong những thành viên đi đầu thúc đẩy việc triển khai tầm nhìn thông qua xây dựng kế hoạch hành động để triển khai tầm nhìn APEC đến năm 2040.

Những biện pháp, đề xuất và triển khai những cam kết của Việt Nam trong vấn đề biến đổi khí hậu đóng góp vào tăng cường hợp tác trong APEC nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh, tăng trưởng bao trùm.

Tất cả các sáng kiến, đề xuất của Việt Nam đều được phản ánh trong các văn kiện của APEC, bao gồm: Tuyên bố cấp cao APEC; Tuyên bố cấp Bộ trưởng APEC; Kế hoạch hành động triển khai Tầm nhìn APEC 2040. Điều đó cho thấy,  sự đóng góp, trách nhiệm, tích cực, chủ động của Việt Nam trong việc trở thành thành viên chủ động, đi đầu trong APEC đối với việc xây dựng, củng cố đoàn kết trong APEC, nhằm tiếp tục tăng cường hợp tác vì một khu vực châu Á-Thái Bình Dương hòa bình và ổn định.

Việt Nam được các nền kinh tế hàng đầu thế giới công nhận là đối tác tin cậy về thương mại, quốc phòng và an ninh, và là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn tại Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam - Đất nước có trách nhiệm, tích cực và chủ động giữa đại dịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023