0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ hai, 29/11/2021 17:11 (GMT+7)

Tọa đàm 'Việt Nam và những cam kết tại COP26 - Góc nhìn KTMT'

Sáng 29/11, Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26 – Góc nhìn Kinh tế Môi trường" do Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về kinh tế môi trường tham dự Tọa đàm- PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE) - PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE), Viện trưởng EEPI - PGS.TS Lưu Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE) - GS.TS Hoàng Xuân Cơ, nguyên là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) - PGS.TS Bùi Thị An, ĐBQH Khóa XIII, Viện trưởng Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng - TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế

Tọa đàm được tường thuật và phát trực tiếp trên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường (https://kinhtemoitruong.vn/) và fanpage: Kinh tế Môi trường online (https://www.facebook.com/tapchikinhtemoitruong)

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 1

11h45: KẾT THÚC TỌA ĐÀM

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ trì tọa đàm tuyên bố kết thúc tọa đàm Việt Nam và những cam kết tại COP26 - Góc nhìn Kinh tế môi trường và gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia tham dự.

11h30: Các chuyên gia trả lời câu hỏi của độc giả qua fanpage Kinh tế Môi trường Online

-Độc giả Nguyễn Cường: Xin hỏi PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam, rất cảm ơn VIASEE đã tổ chức buổi tọa đàm với các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực môi trường và kinh tế. Tôi có một thắc mắc là trong bài phát biểu, Thủ tướng có nhấn mạnh Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các kế hoạch để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Vậy tại sao không phải mốc thời gian nào khác mà lại là 2050?

PGS.TS Trương Mạnh Tiến: Cam kết của Thủ tướng tại COP26 ở mốc 2050, bởi đây là mốc các quốc gia nằm trong cộng đồng chung của thế giới có các mốc cụ thể 30, 50. Như vậy, mốc năm 2050 là đã đc định sẵn. Cho nên cam kết của các nước khác cũng tương tự như Việt Nam. Bởi với các quốc gia phát thải rất lớn hiện nay như Trung Quốc và Ấn Độ, mốc thời gian đó nếu ngắn hơn thì không thể thực hiện được, dài hơn có thể khá chậm. 2050 đây cũng là năm chẵn, là nửa thế kỷ đầu của thiên niên kỷ thứ ba này.

-Độc giả Ngọc Ánh. Xin gửi câu hỏi đến PGS.TS Bùi Thị An, ĐBQH khóa XIII: Tôi đã rất nhiều lần nghe và xem những lời phát biểu rất thẳng thắn của bà trước Quốc hội về vấn đề liên quan đến môi trường. Thưa bà, vấn đề môi trường tại Việt Nam đang rất nhức nhối, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước đang báo động ở nhiều địa phương. Tại các kỳ Quốc hội, vấn đề này được các đại biểu quốc hội, Bộ Tài nguyên Môi trường… đem ra mổ xẻ rất nhiều, các biện pháp xử lý ô nhiễm đưa ra cũng không ít, vậy tại sao tình trạng ô nhiễm lại không giảm, đó còn chưa nói là trầm trọng hơn?

PGS.TS Bùi Thị An: Vấn đề môi trường là vấn đề rất nóng, không chỉ ở Việt Nam, mà ở cả thế giới và trong khu vực.

Trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển từ nền nông nghiệp lúa nước đi dần lên công nghiệp hiện đại, sự phát triển chưa hoàn thiện, hiện đại kèm theo sự ô nhiễm. Bên cạnh đó, chưa đầy đủ kinh nghiệm về nhận thức và kiến thức, có những lúc vì lợi nhuận vì kinh tế ko để ý đến môi trường. Tuy nhiên trong giai đoạn gần đây, từ quốc hội đến chính phủ, đến bộ chính trị và người dân đều thấy rằng tác động của môi trường, sự ô nhiễm môi trường gây ra hậu quả quá lớn cho phát triển kinh tế, cho sự sống con người.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 2

Ô nhiễm từ cả trong công nghiệp, nông nghiệp và trong sinh hoạt của con người. Theo tôi có 2 nguyên nhân chính: Nguyên nhân khách quan: Trong qua trinh phát triển, về mặt xử lý môi trường chưa đầy đủ về tiềm năng, về giải pháp khoa học và kinh tế.

Nguyên nhân chủ quan: Do người dân (những người làm việc trực tiếp, những người thực thi công nghệ) chưa nhận thức đầy đủ tác hại của ô nhiễm môi trường. Vì vậy nên tính cái giá của mạng con người, của sức khỏe con người trong vấn đề ô nhiễm môi trường để thấm thía tầm quan trọng của môi trường. cta đã có khá đầy đủ về chính sách (như luật bảo vệ môi trường) nhưng chưa phù hợp với thực tiễn nên vẫn cần phải sửa đổi, cập nhật vì sự phát triển của thế giới và công nghệ. Đặc biệt, sự giám sát trong tổ chức thực hiện chưa tốt. Vì chúng ta chưa vạch ra được mô hình cụ thể, các tổ chức thực hiện chưa chỉ rõ trách nhiệm của những người liên quan. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu, xử lý nghiêm chỉnh.

11h00: "Giá cho nhiệt điện than không hề rẻ chút nào"

PGS.TS Lưu Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE):

Trong Quy hoạch điện VIII, nhiệt điện than có ưu và nhược điểm khách quan nào? Nó liên quan gì đến Net Zero mà Thủ tướng đã cam kết?

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 3
PGS.TS Lưu Đức Hải trình bày quan điểm về Quy hoạch điện VIII.

Theo tôi, trên thực tế, chúng ta không còn nguồn lực lớn về nguyên liệu than, do các mỏ than lớn ở Quảng Ninh không thể khai thác hơn 50 triệu tấn, còn phải nhập khẩu.

Dải than từ Đồng bằng sông Hồng có trữ lượng 200 tỉ tấn, nhưng không thể khai thác do chi phí khai thác quá lớn và nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an sinh xã hội của một vùng dân cư rất đông đúc và rộng lớn.

Lâu nay, chúng ta cho rằng thực hiện nhiệt điện than chịu chi phí thấp là quá sai lầm. Giá cho nhiệt điện than không hề rẻ chút nào. Tất cả các loại thuế phí môi trường áp dụng với than rất rẻ so với các loại nguyên liệu hóa thạch khác, không ảnh hưởng nhiều đến giá thành. Ưu điểm của nhiệt điện than là sự chủ động, lâu bền, dù giá thành rẻ nhưng vẫn cần phải có phương án giảm nhiệt điện than.

10h50: Các doanh nghiệp không đạt tiêu chí xanh sẽ bị loại thải

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE), Viện trưởng EEPI

Hiện nay Việt Nam đang thực hiện kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện chính sách đầu tư công. Theo đó, chúng ta có thể cho doanh nghiệp, người dân được đầu tư vào việc bảo vệ môi trường. Điều này cần có chính sách cụ thể, theo vận hành của kinh tế thị trường. Những quy luật thị trường sẽ loại thải dần những doanh nghiệp không đạt tiêu chí xanh.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 4
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh.

Chúng ta cần có những người tham gia “sân chơi” này, tất nhiên là có cơ chế giám sát chặt chẽ, linh hoạt để theo kịp thời cuộc. Nguồn lực của chúng ta đang hạn chế, không thể lúc nào cũng nhìn vào nguồn lực của Nhà nước, mà phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp.

Thử thực hiện những người được hưởng lợi từ môi trường sẽ chi trả dịch vụ, người gây ô nhiễm môi trường cần chi trả phí môi trường để khắc phục. Việc này sẽ khiến doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế… tích cực tham gia, dưới sự điều tiết cảu nhà nước. Tôi nghĩ điều đó là lâu dài chưa làm ngay được lập tức, nhưng nó sẽ có hiệu quả.

10h35: Không cho phép đầu tư "công nghệ rác" của thế giới

PGS.TS Bùi Thị An, ĐBQH khóa XIII:

Vấn đề chi từ Quỹ Bảo vệ môi trường như thế nào cho hiệu quả, dù nguồn lực về vốn của chúng ta chưa nhiều? Bắt đầu phải bắt đầu từ định hướng về công nghệ.

Chúng ta cần tập trung vào các công nghệ sạch, tiên tiến có khả năng ngăn chặn biến đổi khí hậu không nhất thiết là công nghệ giá rẻ. Bắt đầu phải là từ chủ trương của Quốc hội, không cho phép đầu tư công nghệ bẩn, những công nghệ rác của quốc tế.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 5
PGS.TS Bùi Thị An (thứ 2 từ phải sang) khẳng định, Việt Nam không nên cho phép đầu tư "công nghệ rác" của thế giới.

Hội đồng thẩm định phải có trình độ, trách nhiệm và nguyên tắc khi thẩm định các dự án đầu tư vào công nghệ, doanh nghiệp. Tất cả những điều này phải công khai, minh bạch và đưa vào Luật.

Việc thực hiện chặt chẽ công tác giám sát là cực kỳ quan trọng. Nhà nước nên có cơ chế chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thay đổi dần công nghệ, tiến tới công nghệ sạch. Thậm chí là Nhà nước cần trợ giá cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ sạch, khoa học tiên tiến… để đáp ứng được tiêu chí về bảo vệ môi trường.

Chúng ta mong muốn Chính phủ áp dụng kinh tế tuần hoàn để thực hiện được hiệu quả; người dân phản đối những công nghệ cũ và lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; thiết thực giữa lời nói và hành động. Trong hoàn cảnh cụ thể, chúng ta cần thực hiện một cách khôn ngoan, tiết kiệm mà hiệu quả, để có thể thực hiện được cam kết tại Hội nghị COP26

10h25: Nguồn vốn nào để thực hiện bảo vệ môi trường?

TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế:

Nguồn tài chính của Nhà nước và doanh nghiệp là hết sức hạn chế. Do ngân sách hạn hẹp, quy mô doanh nghiệp nhỏ, chi phí giải quyết các vấn đề môi trường là rất lớn. Người dân cũng chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Nguồn kinh phí tài trợ của nước ngoài cũng rất nhỏ bé.

Vì vậy, chúng ta cần có cơ chế để có nguồn vốn thực hiện bảo vệ môi trường. Đó là huy động vốn thông qua tín dụng xanh; Vận động các tổ chức nước ngoài thông qua các cam kết từ Thỏa thuận Paris, COP26; Phát huy các nguồn vốn tự nhiên, các quỹ bảo vệ môi trường có nhiều thành phần tham gia rộng khắp có sự minh bạch, công khai; nguồn lực từ các Việt kiều…

Nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường là rất qua trọng, để người dân thấy rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình ở trong đó. Khi người dân thực hiện, giám sát, các hoạt động bảo vệ môi trường sẽ có cải thiện rõ rệt.

10h15: Thủ tướng đã nêu thông điệp mạnh mẽ của Việt Nam với thế giới

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE):

Chính phủ đã đưa ra nhiều khẩu hiệu mạnh mẽ: “Không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế”. Trong suốt thời gian vừa qua, chúng ta đã có nhiều giải pháp về cả công nghệ và những vấn đề liên quan đến việc sử dụng các công cụ kinh tế để giải quyết bài toán phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, đất nước phát triển bền vững.

Các ý kiến chuyên gia cho thấy những nỗ lực của cả hệ thống chính trị để từng bước giải quyết vấn đề các vấn đề nan giải. Và biến đổi khí hậu là vấn đề các đảo quốc lo nhất hiện nay. Nhiều quốc đảo đang lo ngại mất nước vì ô nhiễm môi trường. Nếu mực nước biển đang lên thì quốc đảo sẽ bị xóa sạch, có những quốc đảo chỉ cao chừng 1m.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 6

Tiến sĩ Nguyễn Minh Phong có lấy dẫn chứng 2 vựa lúa ở ĐBSCL và Đồng bằng Bắc Bộ liệu có còn được bao nhiêu nếu như kịch bản xấu nhất xảy ra. Biến đổi khí hậu nan giải từ năm 1995 đến nay. Vậy liệu có đến tận năm 2062 hay không?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu ra một thông điệp mạnh mẽ: Thế giới phải đoàn kết lại. Thủ tướng đã mượn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”. Đây là thông điệp mạnh mẽ và chỉ có thể đoàn kết với nhau, chung tay lại hành động thì mới làm đc.

Tất cả hệ thống chính trị của chúng ta đang thực hiện cam kết. Tới đây góc nhìn kinh tế môi trường sẽ trở thành trang chính trên các phương tiện truyền thông, để xem xét các vấn đề đang làm có đúng hướng hay không, cần phải điều chỉnh như thế nào để phù hợp với bối cảnh thế giới và thực tế ở Việt Nam hiện nay.

Cho đến lúc này có thể khẳng định rằng, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, sự vào cuộc, hành động và các chương trình cụ thể của chính phủ và cả hệ thống chính trị thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa đất nước ta đi đúng hướng. Và đồng bào nước ta đang chia sẻ với Chính phủ mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra, nhưng các hoạt động được triển khai rất mạnh mẽ.

Tọa đàm sẽ chia ra thành các mảng khác nhau để biểu thị nỗ lực của mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức của mình để thực hiện nhiệm vụ quan trọng là chống biến đổi khí hậu.

10h05: Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực về môi trường

TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế:

Trong nội hàm của Bảo vệ môi trường có 4 nội dung.

Thứ nhất, hạn chế ô nhiễm và cải thiện, thích ứng với biến đổi môi trường.

Thứ hai, thực hiệm kiểm soát sử dụng tài nguyên.

Thứ ba, bảo vệ môi trường là yếu tố tiên quyết của sự tồn tạo toàn nhân loại.

Thứ tư, nhất thiết phải tìm cách tránh đắm chìm trong rác, 5% đô thị nước thải được xử lý. Bảo vệ môi trường là yếu tố tất yếu, không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 7
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong.

Việt Nam đang đối diện với nhiều áp lực: Phát thải carbon, ô nhiễm không khí, nguồn nước trong nội thành, ô nhiễm nước biển, ô nhiễm đất, ánh sáng, tiếng ồn... Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu thiệt hại năng nề của nước biển dâng, 1/3 đồng bằng Việt Nam chìm trong biển.

Theo tôi, chúng ta cần phát huy 3 nhóm: Nhà nước - cộng đồng doanh nghiệp - dân cư. Trong đó, Nhà nước đảm bảo hệ thống luật pháp, hỗ trợ chính sách thị trường, dịch vụ, đặc biệt đưa hoạt động kiểm toán môi trường, đưa kiểm toán môi trường để nhà nước kiểm soát, phát động hiệp hội, doanh nghiệp và người dân thực hiện các chính sách thuế - phí môi trường. Vận dụng công nghệ, khai thác nguồn lực tự nhiên, quản lý giá bảo vệ môi trường, quan trắc, thu hồi nguồn thác thải từ phương tiện vận thải, phong trào trồng cây xanh cần phát huy. Vai trò thuộc về nhà nước là chủ đạo, buộc doanh nghiệp và người dân thực hiện

09h48: Giảm ngành ô nhiễm sang năng lượng sạch

PGS.TS Bùi Thị An, ĐBQH Khóa XIII, Viện trưởng Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng:

Việt Nam chúng ta đang thực hiện song hành kinh tế- môi trường và an sinh xã hội, với tinh thần lấy người dân là chính, không đánh đổi môi trường lấy kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân… Điều kiện kinh tế hiện nay: Thay thế ngành hàng ô nhiễm, giảm ngành ô nhiễm sang năng lượng sạch.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 8
PGS.TS Bùi Thị An.

Tại Nghị quyết 55 - Bộ Chính trị nêu rõ, tăng năng lượng tái tạo, giảm năng lượng độc hại. Toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc nhưng còn một số vấn đề như phân công nhiệm vụ tổ chức thực hiện còn có những vấn đề chưa hài long. Về giải pháp cá nhân, tôi cho rằng, cần có quyết sách trồng rừng, tăng năng lượng tái tạo; Lấy nhân dân làm trung tâm; Chấp nhận quy luật và tìm ra giải pháp. Nêu cao vai trò của giới khoa học trong việc theo dõi giám sát từng ngày các giải pháp này.

09h40: Giảm carbon bằng cách nào?

GS.TS Hoàng Xuân Cơ, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội):

Chúng ta phải bám sát COP 26. Thắng lợi hay không thì chúng ta chưa thể đánh giá được. Điều chúng ta cần chú ý ở đây là cam kết Net Zero, có nghĩa là không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển. Tuy nhiên việc tính ra lượng khí thải như thế nào, có tính được lượng khí thải ra môi trường hay không.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 9
GS.TS Hoàng Xuân Cơ.

Điều chúng ta tính được ở đây đó là rừng, đất rừng chúng ta có thể tính được trên mỗi nước, diện tích rừng là bao nhiêu từ đó tính ra mỗi nước có thể hấp thụ được lượng khí thải là bao nhiêu. Bên cạnh đó, chúng ta cần có nhóm nghiên cứu COP26 để có đánh giá tốt nhất.

Nước ta có thể thực hiện giảm lượng carbon bằng cách thực hiện nhiều dự án điện gió, điện mặt trời. Vì Việt Nam là một nước có tiềm năng về năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo Quy hoạch điện VIII, chúng ta vẫn phát triển điện than đến năm 2050. May hay không may đó là ngày cuối cùng đến năm 2050 không phải chấm dứt điện than mà là giảm điện than.

09h20: Thế giới đánh giá cao và tin tưởng cam kết của Việt Nam tại COP26

PGS.TS Lưu Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE):

Mặc dù bài phát biểu về của Thủ tướng tại COP26 rất ngắn gọn nhưng nội dung lại rất đầy đủ. Bài phát biểu này đưa ra nhiều vấn đề lớn của toàn cầu. Cụ thể:

-Ứng phó với biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên phải trở thành ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách phát triển, là tiêu chuẩn đạo đức cao nhất của mọi cấp, mọi ngành, mọi doanh nghiệp và mọi người dân.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 10
PGS.TS Lưu Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE).

-Tất cả các quốc gia cần cam kết mạnh mẽ hơn nữa về giảm phát thải khí nhà kính trên nguyên tắc trách nhiệm chung nhưng có khác biệt, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng quốc gia.

-Tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực đóng vai trò rất quan trọng để thực hiện thành công Thỏa thuận Paris.

-Đến cam kết này, chúng ta đã cụ thể hơn là cam kết phát thải về 0 vào năm 2050.

Điều đặc biệt, tại COP26, Thủ tướng dẫn lại lời của Bác Hồ để nói: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công”. Nghĩa là tất cả loài người sống trên trái đất phải đoàn kết lại thì mới có thể thành công trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tôi cho rằng đây là bản cam kết mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn trước đây của Việt Nam. Cộng đồng thế giới đánh giá rất cao Việt Nam với bản cam kết cụ thể, mạnh mẽ như như thế này và họ bày tỏ sự tin tưởng chúng ta sẽ làm được.

Ngoài ra, hiện nay, thế giới đánh giá rất cao Việt Nam là nơi có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.

09h15: Net Zero là gì?

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch VIASEE, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường

Trước hết cam kết của Thủ tướng không phải là mạnh bạo, mà đó là những cam kết hoàn toàn có căn cứ. Chúng ta chỉ đang cam kết mạnh mẽ hơn Hiệp định Paris mà thôi. Nhưng nếu Việt Nam không cam kết như vậy thì Việt Nam sẽ luôn đi sau. Cam kết này được để ý nhiều nhất là Net Zero được dịch ra là giảm khí thải bằng không. Chúng ta hướng đến nền kinh tế không caccbon, hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển nền kinh tế bền vững hơn. Để chúng ta không bị để lại phía sau.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 11
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE), Viện trưởng EEPI

COP26 vừa diễn ra. Cả quá trình chống biến đổi khí hậu kéo dài, từ thiên niên kỉ thứ 2 sang thiên kỉ thứ 3 và chưa bao giờ có hội nghị COP kéo dài như vậy. Hội nghị COP26 dự kiến từ 30-11/11, nhưng trên thực tế kéo dài thêm 1 ngày đến ngày 13/11, chỉ giữ được cam kết tại thỏa thuận Paris là giữ nhiệt độ Trái Đất ko vượt quá mức 1,5 độ C.

Vì vậy, có những vấn đề chúng tôi trao đổi ngày hôm nay để làm rõ thêm trong quá trình đưa ra những quyết định mạnh mẽ như vậy tại Hội nghị COP26 lần này và hướng tới từ nay đến năm 2050, hiểu đúng về Net Zero và thực hiện nó đúng như những cam kết trong thời gian tới đây.

09:05: BẮT ĐẦU TỌA ĐÀM

PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ trì buổi tọa đàm tuyên bố lý do, các nội dung chính và giới thiệu các chuyên gia, khách mời tham dự.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" - Ảnh 12
PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Chủ trì buổi Tọa đàm.

Tại Hội nghị COP26, dư luận quốc tế đánh giá cao cam kết của Việt Nam. Chúng ta tuyên bố với cộng đồng quốc tế, để thấy chúng ta có những thế mạnh hay điều kiện như nào để giành được thắng lợi mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt nhân dân ta cam kết để thực thiện.

Những thế mạnh đang được triển khai trên thực tế, như năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Chúng ta nhìn thấy rõ nguy cơ của các quốc đảo có thể biến mất nếu biến đổi khí hậu làm nước biển dâng. Liên hệ với nước ta, các đồng bằng ven biển cũng đang chịu chung nguy cơ ấy. Rất may, Nhà nước đã có những hành động kịp thời, nỗ lực tìm kiếm các giải pháp để đẩy lùi nguy cơ đó.

Cam kết của Thủ tướng là bước ngoặt để tái cơ cấu kinh tế

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch VIASEE, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường nhấn mạnh, những cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26 sẽ là bước ngoặt quan trọng cho thực hiện lại cơ cấu lại nền kinh tế trong nước theo hướng phát thải "Carbon thấp", "kinh tế xanh" và chuyển từ kinh tế tuyến tính sang "kinh tế tuần hoàn". Những cam kết này cũng góp phần thực hiện những chủ trương lớn của Đảng, đó là phát triển nhanh, bền vững.

Từ cam kết của Thủ tướng là cơ hội để Việt Nam có những đầu tư công nghệ sạch, thân thiện môi trường và hiệu quả kinh tế cao, khuyến khích đầu tư công nghệ tốt nhất "BAT", phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn như đã quy định trong Luật BVMT2020. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc chất lượng môi trường sẽ được nâng lên "năm sau tốt hơn năm trước", điều mong muốn của mọi người dân trong xã hội.

Trách nhiệm của Việt Nam với cộng đồng thế giới

TS Trần Khắc Tâm, ĐBQH khóa XIII cho rằng, những phát biểu của Thủ tướng tại COP26 cũng chính là chủ trương xuyên suốt của Chính phủ trong nhiều năm qua. Chính phủ đã nhiều lần tuyên bố không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế.

“Phát biểu của Thủ tướng cho thấy trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng thế giới. Thời gian qua chúng ta đã dần loại bỏ nhiệt điện than, phát biểu các năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió… Các chế tài xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại thiên nhiên cũng đã mạnh hơn, răn đe hơn”, ĐBQH khóa XIII Trần Khắc Tâm bày tỏ.

Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, Việt Nam là nước luôn tiên phong trong việc bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Cộng đồng quốc tế cũng đã có những ghi nhận, đánh giá cao đối với các hành động thiết thực mà Việt Nam đã, đang thực hiện.

“Các doanh nghiệp nước ngoài đến với Việt Nam ngày một nhiều cho thấy môi trường đầu tư của chúng ta hấp dẫn. Ngoài ra, khi đến đây, họ cũng rất ấn tượng, cam kết bảo vệ môi trường và xác định đây là môi trường đầu tư ổn định, lâu dài”, TS Trần Khắc Tâm nói.

Nhóm PV

Bạn đang đọc bài viết Tọa đàm 'Việt Nam và những cam kết tại COP26 - Góc nhìn KTMT'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới