Trà Vinh: Xây dựng, phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho ngành tôm
UBND tỉnh Trà Vinh quyết định bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp tỉnh năm 2020 với việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Tôm Trà Vinh” cho sản phẩm tôm.
Mục tiêu nhân rộng, đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận “Tôm Trà Vinh” cho sản phẩm tôm của tỉnh; xây dựng mô hình, hệ thống công cụ/phương tiện quản lý nhãn hiệu chứng nhận; xây dựng các hệ thống nhận diện thương hiệu, phát triển quảng bá nhãn hiệu chứng nhận; áp dụng thí điểm thành công 2 mô hình trên thực tế.
Sản phẩm của đề tài là báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về tôm Trà Vinh; bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Tôm Trà Vinh”.
Đẩy mạnh xây dựng và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Tôm Trà Vinh”
Được biết, việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Tôm Trà Vinh” có ý nghĩa rất quan trọng trên nhiều khía cạnh, như: Nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp sản xuất tuân theo quy trình chặt chẽ và đảm bảo chất lượng khi truy xuất nguồn gốc; tăng giá trị, khả năng cạnh tranh của sản phẩm…
Qua đó, sẽ tạo niềm tin đối với người tiêu dùng về sản phẩm tôm của Trà Vinh. Đó là bước đầu tiên giúp xây dựng thương hiệu cho các đặc sản thủy sản của tỉnh Trà Vinh, nâng cao giá trị và giúp sản phẩm “bay xa” ra thị trường nước ngoài thời gian tới.
Trước đó, ngày 13/7/2020, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định phê duyệt Danh mục bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặt hàng cấp tỉnh năm 2020.Theo đó, 02 nhiệm vụ được bổ sung cụ thể gồm:
Nhiệm vụ 1: Đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho sản phẩm trái dừa sáp, với 02 mục tiêu: Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá tiêu chí chất lượng đặc thù, đồng nhất của trái dừa sáp Trà Vinh; đăng ký thành công và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Trà Vinh” cho trái dừa sáp.
Đồng thời giao cho đơn vị có năng lực quản lý, sử dụng và khai thác phát triển thương hiệu đạt kết quả. Sản phẩm của đề tài là báo cáo kết quả khảo sát và chất lượng đặc thù của trái dừa sáp Trà Vinh, bộ hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý dừa sáp Trà Vinh, giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, mô hình quản lý chỉ dẫn địa lý, hệ thống các văn bản, sổ tay, mẫu biểu, quy trình quản lý chỉ dẫn địa lý, báo cáo hội thảo, tập huấn; Báo cáo tổng kết.
Tôm Trà Vinh sẽ phát huy lợi thế tốt hơn một khi có được thương hiệu mạnh
Nhiệm vụ 2: Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Tôm Trà Vinh” cho sản phẩm tôm của tỉnh Trà Vinh, với mục tiêu nhân rộng; đăng ký bảo hộ thành công nhãn hiệu chứng nhận “Tôm Trà Vinh” cho sản phẩm tôm Trà Vinh; xây dựng mô hình, hệ thống công cụ/phương tiện quản lý nhãn hiệu chứng nhận; xây dựng các hệ thống nhận diện thương hiệu, phát triển quảng bá nhãn hiệu chứng nhận; áp dụng thí điểm thành công 02 mô hình trên thực tế.
Sản phẩm của đề tài là báo cáo kết quả khảo sát, nghiên cứu, đánh giá về tôm Trà Vinh; bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận; mô hình quản lý nhãn hiệu chứng nhận; hệ thống công cụ/ phương tiện quản lý nhãn hiệu chứng nhận: Quy chế, quy trình, sổ tay, mẫu biểu, … Hệ thống nhận diện thương hiệu, quảng bá nhãn hiệu chứng nhận: Logo, tem nhãn, bao bì, bài báo, phóng sự…; 02 mô hình áp dụng thí điểm thành công; báo cáo tổng kết.Trước đó,
Thời gia qua, việc xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam được xác định là một trong những hoạt động nhằm cụ thể hóa các giải pháp thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm được Thủ tướng phê duyệt, từng bước định vị, khẳng định vị thế về chất lượng, uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.
Theo đó, lộ trình xây dựng thương hiệu tôm Việt Nam sẽ được thực hiện theo 5 bước, gồm: nghiên cứu đánh giá sản phẩm, thị trường tiêu thụ; xây dựng nền móng và định vị thương hiệu quốc gia; tổ chức và tái cấu trúc sản xuất; xây dựng chiến lược quản lý khai thác thương hiệu tôm Việt Nam; xây dựng và thực hiện chiến lược quảng bá, phát triển và bảo vệ thương hiệu tôm Việt Nam.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm