0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 10/07/2020 17:06 (GMT+7)

Thu hơn 10 nghìn tỷ đồng từ việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước

Sau 3 năm triển khai chính sách thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, cả nước đã thu được khoảng hơn 10,1 nghìn tỷ đồng.

Theo báo cáo của các tỉnh và số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy tính đến ngày 9/4/2020, cơ quan chức năng đã phê duyệt 593 Quyết định cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số tiền 9.494,4 tỷ đồng.

Trong số 593 các công trình khai thác tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt, có 112 công trình khai thác nước dưới đất gồm 56 công trình khai thác nước cấp cho các nhà máy nước, 56 công trình khai thác nước dưới đất khác; 481 công trình khai thác nước mặt (trong đó 436 công trình thủy điện, 5 công trình hồ chứa thủy lợi, 19 công trình khai thác nước cấp cho các nhà máy nước, 21 công trình khai thác nước mặt khác như làm mát, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ).

Về phía địa phương, các tỉnh cũng đã phê duyệt được trên 3.300 Quyết định cấp quyền khai thác tài nguyên nước với tổng số tiền trên 637 tỷ đồng.

dg

Sau 3 năm triển khai chính sách thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, cả nước đã thu được khoảng hơn 10,1 nghìn tỷ đồng


Với kết quả trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định sau 3 năm triển khai, Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đã đi vào cuộc sống, nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước trong việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, tăng thu ngân sách Nhà nước.

Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp, cũng còn những khó khăn vướng mắc do thay đổi quy định của pháp luật, vướng mắc từ thực tiễn triển khai thi hành Nghị định, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Nghị định.

Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ đưa vào Chương trình công tác năm 2020 để xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (gọi tắt là Nghị định).

Sau khi gửi văn bản đề nghị góp ý nội dung sửa đổi, đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã nhận được 54 văn bản của địa phương và 4 Bộ. Trên cơ sở này, Cục Quản lý tài nguyên nước đã tổ chức nhiều cuộc họp báo cáo về hướng sửa đổi Nghị định. Cụ thể, đề nghị sửa đổi, bổ sung 7 Điều, 3 Phụ lục và đề nghị bãi bỏ 1 phụ lục.

Theo Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Châu Trần Vĩnh, những sửa đổi bổ sung này không thay đổi về đối tượng thu, mức thu mà chỉ làm rõ và điều chỉnh theo hướng thuận tiện hơn cho các tổ chức, cá nhân trong việc kê khai hồ sơ nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

dg

Việc khai thác tài nguyên nước vẫn cũng còn những khó khăn vướng mắc


Tại cuộc họp Ban soạn thảo, tổ biên tập Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-Cp ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước (Nghị định 82) chiều 21/5, tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, đại diện các Bộ và cơ quan trong Ban soạn thảo, tổ biên tập đã góp ý nhằm hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định. Một số vấn đề tiếp tục được bàn thảo như: Có nên quy định một số đối tượng không phải nộp tiền; trách nhiệm của đơn vị phân phối và kinh doanh nước sạch (không có công trình khai thắc); quy định loại hình sản xuất, kinh doanh nào thì áp dụng khung giá tính thuế tài nguyên đối nước nước thiên nhiên; tách thủ tục phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đối với công trình chưa khai thác, sử dụng tài nguyên nước thành thủ tục hành chính độc lập.

Ông Châu Trần Vĩnh cho biết, đây là Nghị định có ý nghĩa quan trọng về quản lý tài nguyên nước, giúp nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân theo hướng sử dụng, khai thác tài nguyên nước tiết kiệm và hiệu quả hơn. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp thu các ý kiến của Ban soạn thảo, tổ biên tập để hoàn thiện dự thảo Nghị định, gửi hồ sơ lấy ý kiến của UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, ngành, VCCI, các hiệp hội có liên quan và tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước lớn trong thời gian tới.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Thu hơn 10 nghìn tỷ đồng từ việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023