0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 04/11/2022 10:24 (GMT+7)

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai?

“Cơ chế quản lý tài sản công phải được thắt chặt, phải công khai minh bạch, phải quy trách nhiệm rõ ràng, cụ thể”, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 1

Vừa qua, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 - 2021. Đa số các Đại biểu Quốc hội đều nhận định, việc Quốc hội lựa chọn lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để giám sát tối cao là lựa chọn đúng và trúng

Tại phiên thảo luận, một số đại biểu nêu thực trạng thất thoát, lãng phí tài sản ở khu vực công nhiều và trầm trọng hơn khu vực tư, rõ nhất là các dự án chậm tiến độ.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 2
Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 3

Trao đổi với Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế độc lập cho rằng, tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản ở khu vực công là vấn đề rất nhức nhối. Tài sản công rất lớn trong khi cơ chế quản lý còn tồn tại nhiều bất cập, điều này khiến cho tài sản công trở thành "miếng mồi ngon" cho một số cá nhân có ý đồ "tư túi, xâu xé".

Trong khi đó, ở khu vực tư nhân, các doanh nghiệp mỗi khi chi ra một khoản tiền nào đó đều có sự tính toán rất kỹ lưỡng, đồng thời họ phải thấy được tính hiệu quả từ việc chi ấy. Không một doanh nghiệp tư nhân nào có thể chấp nhận việc lãng phí hay thất thoát tài sản, bởi họ hiểu điều đó sẽ khiến công ty kinh doanh không hiệu quả, thậm chí đi đến bờ vực phá sản.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 4

"Có một vấn đề cố hữu đang tồn tại như một thứ ung nhọt trong khu vực công, đó là tư tưởng "cha chung không ai khóc"; cùng với cơ chế quản lý còn lỏng lẻo, thiếu minh bạch, đã khiến một số cá nhân lợi dụng để trục lợi, làm thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước. Ngoài ra, tài sản công rất lớn, trong khi trách nhiệm quản lý của người đứng đầu bị buông lỏng, thậm chí còn xảy ra tình trạng lợi dụng chức vụ để bòn rút.

Doanh nghiệp tư nhân bỏ tiền túi ra để kinh doanh, lời ăn lỗ chịu, nhưng tài sản của Nhà nước, nếu thất thoát, lãng phí thì Nhà nước chịu. Thực tế, để chứng minh sự lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước tại một cơ quan, tổ chức nào đó không khó, nhưng xác định sự thất thoát, lãng phí ấy là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức nào thì khó. Và nếu không làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh thì sẽ không thể giải quyết dứt điểm được tình trạng này", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh trăn trở.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 5

Vị chuyên gia kinh tế này lấy ví dụ tại Singapore, cơ chế quản lý tài sản công rất rõ ràng, một đồng chi ra cũng phải công khai, minh bạch. Chỉ cần phát hiện dấu hiệu lãng phí, thất thoát thì xử lý nghiêm người đứng đầu, có như vậy mới đủ tính răn đe và đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý tài sản công.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 6

"Mặc dù, công tác quản lý, sử dụng tài sản công thời gian gần đây được siết chặt và mang lại những kết quả tích cực, song việc quy trách nhiệm khi làm thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước hiện nay còn chưa thực sự nghiêm minh, thiếu tính răn đe, dẫn đến tình trạng này trở nên nan giải và nhức nhối.

Do vậy, cơ chế quản lý tài sản công phải được thắt chặt, phải công khai minh bạch, phải quy trách nhiệm rõ ràng, cụ thể. Ai, cơ quan, tổ chức nào chịu trách nhiệm về sự thất thoát, lãng phí? Chịu trách nhiệm thế nào? Xử lý ra làm sao?. Khi mà những vấn đề này được làm rõ, đầy đủ, chặt chẽ, nghiêm minh thì sẽ khắc phục được tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản công.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 7

Cần tăng cường công tác đấu thầu rộng rãi, công khai mua sắm tài sản theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các văn bản hướng dẫn; Tập trung chỉ đạo, xử lý nghiêm các trường hợp mua sắm tài sản có sử dụng vốn nhà nước lãng phí, kém hiệu quả, đồng thời làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân có liên quan. Bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm tài sản, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu trong mua sắm tài sản.

Ngoài ra, công tác kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện công tác mua sắm tài sản phải được đẩy mạnh để có chỉ đạo, điều hành sử dụng dự toán ngân sách nhà nước hiệu quả, tránh lãng phí dự toán đã được giao; Bộ Tài chính phải chỉ đạo các đơn vị thực hiện dự toán mua sắm theo đúng tiến độ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hoạt động và phục vụ nhiệm vụ chuyên môn", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 8

Theo ông Nguyễn Tân Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), các chế tài để xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công cơ bản đã được thiết lập một cách tương đối đầy đủ, đồng bộ và có tính răn đe. Vấn đề là ở khâu tổ chức thực hiện của các bộ, ngành, địa phương.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 32/CT-TTg năm 2019, trong đó yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công; thực hiện nghiêm Nghị định số 63/2019 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.

Ngoài ra, ông Thịnh cho biết, Bộ Tài chính cũng đã có nhiều văn bản đôn đốc, cảnh báo về vấn đề sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, về mua sắm tập trung... Với trách nhiệm của mình, phía Cục Quản lý công sản đang nghiên cứu, tham mưu cho Bộ có văn bản khuyến cáo các bộ, ngành, địa phương để tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.

Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai? - Ảnh 9

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2019, Nghị định số 102/2021 quy định cụ thể về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và trách nhiệm tổ chức thi hành đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công. Đối với tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn; chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định thì sẽ bị thu hồi.

Nội dung: Hoàng Hải

Thiết Kế: Thế Hiệp

Bạn đang đọc bài viết Thất thoát, lãng phí tài sản công: Trách nhiệm thuộc về ai?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi
Bộ Y tế đề nghị mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ từ 12 - 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp, ưu tiên tiêm trước cho lứa tuổi từ 16 - 17 tuổi và hạ dần độ tuổi; theo tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương.
Cách sửa chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 bị sai
Khi tiêm vaccine COVID-19, người dân cần khai đúng thông tin tiêm chủng để nhân viên y tế theo dõi sức khỏe, rà soát tình hình tiêm chủng tại địa phương. Nếu phát hiện có sai sót, người dân có thể sửa chứng nhận tiêm vaccine thông qua các bước sau.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.