0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 08/12/2021 11:18 (GMT+7)

Tăng nóng, chạm ngưỡng 1 triệu đồng/bao, làm gì để kìm giá phân bón?

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) cho biết, giá phân bón trong nước tăng liên tiếp từ đầu năm theo biến động tăng của thị trường thế giới.

Tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, giá phân bón urê lần đầu tiên đã vượt mốc kỷ lục, tăng lên hơn 1 triệu đồng/bao (loại 50kg), DAP 1,37 triệu đồng/bao, kali 1,15 triệu đồng/bao, gấp từ 3-4 lần so với cách đây chỉ 6 tháng.

Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, giá phân bón trong nước đã tăng liên tiếp từ đầu năm theo biến động tăng của thị trường thế giới, tuy nhiên giá được duy trì ở mức thấp hơn so với giá phân bón nhập khẩu cùng loại.

tm-img-alt
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) phát biểu tại lễ kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Khương Lực.

Nguyên nhân chính làm giá phân bón tăng là chi phí nguyên liệu, vật tư đầu vào sản xuất phân bón tăng mạnh. Đặc biệt, giá khí NH3, axit H2SO4… và ngay cả trong nước quặng apatit (sản xuất phân lân, DAP, MAP) cũng tăng giá. Cụ thể, khí NH3 tăng 220%, giá lưu huỳnh tăng 233%, giá axit H2SO4 tăng 580%, giá quặng apatit tăng 25%.

Bên cạnh đó, tác động của đại dịch COVID-19 làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu bị đình trệ, cước phí vận tải tăng 3-5 lần, khan hiếm container rỗng, thời gian và chi phí lưu kho đều tăng. Ở trong nước, dịch COVID-19 gây thiếu hụt nhân công, phát sinh thêm chi phí vận hành trong vận tải, lưu thông.

Nhiều nhà máy phân bón trên thế giới bị đình trệ sản xuất, dừng sản xuất do tác động của dịch bệnh COVID-19 cùng giá nguyên liệu tăng quá cao. Hiện nay, lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu áp đặt đối với doanh nghiệp xuất khẩu Kali của Belarus dẫn tới nguồn cung Kali bị khan hiếm. Hiện nay, Trung Quốc áp dụng chính sách quản lý chặt chẽ, hạn chế xuất khẩu phân bón…

tm-img-alt
Giá phân bón tăng cao khiến nông dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Sưu tầm

Trước đó, Bộ NNPTNT (Cục BVTV) đã tổ chức hội nghị trao đổi, làm việc với Hiệp hội phân bón Việt Nam, một số doanh nghiệp sản xuất phân bón chủ lực để đánh giá và tìm giải pháp về vấn đề giá phân bón có diễn biến phức tạp.

Các doanh nghiệp sản xuất đã cam kết thực hiện, vận hành nhà máy phân bón hoạt động với công suất tối đa, thực hiện cắt giảm các hợp đồng xuất khẩu phân bón để ưu tiên nguồn cung cho thị trường trong nước và hợp lý hóa các chi phí sản xuất, duy trì giá bán theo chi phí nguyên liệu để phân bón đến tay người nông dân với mức giá hợp lý nhất.

Đối với các doanh nghiệp phân bón, quan trọng nhất là vốn phải luân chuyển nên không có hiện tượng găm hàng, tích trữ. Các doanh nghiệp cũng cam kết đẩy mạnh tối đa công suất sản xuất; thứ hai minh bạch hóa giá cả từ nhà máy đến các đại lý để cung ứng, bán cho người dân và cam kết với các cơ quan quản lý nhà nước bán phân bón ở thị trường trong nước cũng có lợi, không nhất thiết phải xuất khẩu.

Bạn đang đọc bài viết Tăng nóng, chạm ngưỡng 1 triệu đồng/bao, làm gì để kìm giá phân bón?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023