0915 15 67 76 [email protected]
Chủ nhật, 20/06/2021 06:30 (GMT+7)

Bộ Công Thương lý giải về giá phân bón tăng mạnh

Theo Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) giá phân bón tăng do nguyên liệu cho sản xuất phân DAP và MAP là lưu huỳnh đã tăng 2 lần, giá ammoniac tăng khoảng 30%...

Theo Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) giá phân bón tăng do nguyên liệu cho sản xuất phân DAP và MAP là lưu huỳnh đã tăng 2 lần, giá ammoniac tăng khoảng 30%, giá vận chuyển tăng 5 lần…

Theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phân bón các loại sau khi sụt giảm trên 10% cả về lượng và kim ngạch trong tháng 4/2021 thì bất ngờ tăng mạnh trong tháng 5/2021, với mức tăng 59% về lượng, tăng 67% về kim ngạch và giá tăng 5% so với tháng 4/2021, đạt 543.807 tấn phân bón, tương đương 160,13 triệu USD, giá trung bình 294,5 USD/tấn; so với cùng tháng năm 2020 cũng tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 33,3%, 43,2% và 7,4%.

Tính chung 5 tháng năm 2021 nhập khẩu phân bón các loại đạt 1,87 triệu tấn, trị giá 519,39 triệu USD, giá trung bình 277,6 USD/tấn, tăng 10,3% về lượng, tăng 19,7% kim ngạch và giá tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Ảnh minh họa. 

Liên quan đến hiện tượng tăng giá phân bón diễn ra mạnh và đồng loạt bắt đầu từ đầu năm 2021, ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) cho biết, trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã có các biện pháp tự vệ với phân bón DAP và MAP nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Sau khi điều tra, cân nhắc các yếu tố tác động kinh tế - xã hội, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp thuế chống bán phá giá từ năm 2017.

“Cục PVTM thường xuyên theo dõi tình hình thị trường phân bón, có đánh giá nguyên nhân khiến giá phân bón tăng trong thời gian gần đây. Phân tích ban đầu cho thấy, giá phân bón tăng đợt này này chủ yếu do các yếu tố như nguyên liệu sản xuất tăng, chi phí vận tải tăng”, ông Dũng nói.

Cụ thể theo ông Dũng, nguyên liệu cho sản xuất phân DAP và MAP là lưu huỳnh đã tăng 2 lần, giá ammoniac tăng khoảng 30%, giá vận chuyển tăng 5 lần… những yếu tố này khiến giá phân bón tăng. Thêm nữa, trong quá trình phối hợp với Bộ NN&PTNT để đánh giá cung cầu, Bộ Công Thương nhận thấy phân bón thời gian qua hoàn toàn đủ năng lực cung ứng nhu cầu trong nước. Trong khi phân bón DAP và MAP nhập khẩu tăng 50% và sản xuất trong nước tăng 130%, trong khi đó nhu cầu cũng không phải quá lớn.

Trong khi đó, từ khi có lượng sản xuất trong nước làm đối trọng với hàng nhập khẩu, mức tăng của phân bón DAP và MAP sản xuất trong nước thấp hơn so với mức tăng của hàng nhập khẩu (giảm còn 8-10 triệu/tấn so với 14-15 triệu/tấn) chính là đối trọng kìm hãm sự tăng giá phân bón, giúp bình ổn thị trường.

Còn theo lý giải của đại diện Cục Hóa chất, nguyên nhân chủ yếu khiến giá phân bón tăng là do hiện giá cước vận chuyển container đã tăng 5 lần so với năm trước, khi phân bón DAP và MAP và Ure hầu hết được vận chuyển bằng container. Thêm vào đó, nguồn cung phân bón trong khu vực Đông Nam Á sụt giảm do nhiều nhà máy bước vào giai đoạn bảo dưỡng, sửa chữa khiến giá phân bón tăng… là những yếu tố khiến giá phân bón trong nước tăng theo. Dự báo của Cục Hóa chất cũng cho biết, phân bón đang bước vào chu kỳ tăng nên từ nay đến hết năm, giá phân bón sẽ tiếp tục giữ ở mức cao.

 Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Bộ Công Thương lý giải về giá phân bón tăng mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.