Khối lượng khớp lệnh cả nhóm FLC khoảng hơn 222 triệu đơn vị, tăng đột biến so với những phiên đầu tuần. Nhiều mã tím trần cùng tình trạng "trắng bên bán".
Thị trường chứng khoán vẫn tích cực nhờ yếu tố nền tảng, nhà đầu tư nên bình tĩnh trước các sự việc đơn lẻ. Kinh tế Việt Nam cũng như các doanh nghiệp niêm yết sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2022 cũng như 2023.
Những vi phạm đã gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, giảm niềm tin của các nhà đầu tư, uy tín của tổ chức đảng và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Với "nhóm FLC", lực cầu giải cứu đã xuất hiện tại HAI, KLF, AMD, ART giúp các cổ phiếu này thoát sàn. Tuy vậy, bộ đôi ROS, FLC hiện vẫn dư bán sàn hàng chục triệu đơn vị và khối lượng khớp lệnh chỉ vỏn vẹn vài trăm nghìn.
Mấu chốt vấn đề thao túng thị trường chứng khoán là ở khâu thanh tra, giám sát thị trường hiện nay của sở giao dịch chứng khoán cũng như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước còn chưa đạt hiệu quả.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã có một số chỉ đạo tới Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông để đảm bảo sự an toàn, thông suốt, công khai, minh bạch và hoạt động ổn định của thị trường chứng khoán.
Nhóm cổ phiếu “họ FLC” (FLC; AMD; ROS; HAI; ART; KLF) tiếp tục bị nhà đầu tư bán tháo. Trên bảng điện tử trống vắng bên mua, trong khi dư bán vào lệnh liên tục với mức giá giảm kịch sàn.
Một cổ phiếu ngân hàng trên UPCoM tăng 7,7% trong 2 ngày qua. Sáng nay (30/3), nhiều mã niêm yết trên HoSE tăng trên dưới 2% như HDB (2,4%), MBB (2,3%), VIB (1,9%), TCB (1,9%),…
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên dòng tiền ngắn hạn có thể sẽ tiếp tục phân hóa và duy trì ở mức thấp.
Năm 2019, lần đầu tiên TAND TP Hà Nội đưa vụ án thao túng giá chứng khoán ra xét xử. Từ đó đến nay, nhiều đại gia đã phải trả giá cho hành vi thao túng giá chứng khoán của mình.
Xét về mức độ đóng góp, cổ phiếu BID trở thành "tội đồ" lớn nhất khiến VN-Index đánh rơi tới gần 2,4 điểm trong phiên đầu tuần khi giảm mạnh 4,3% về mức giá 41.600 đồng/cổ phiếu.
Các nhóm ngành Thủy sản, Bán lẻ, Phân bón, Hóa chất đều đồng thuận bứt phá bên cạnh một số cổ phiếu nổi bật như FPT, VCS, BWE và bộ đôi HAG, HNG,... cũng ngược dòng tăng điểm.
"Tin đồn hay những thông tin bất thường mang tính đột ngột nhà đầu tư nên bình tĩnh đánh giá tác động của sự kiện liên quan đến cổ phiếu mà mình đang nắm giữ. Nhiều khi đó lại là cơ hội để chúng ta mua những cổ phiếu tốt với giá rẻ".
Sau khi được hoa hậu phím hàng, mã cổ phiếu này đã tăng mạnh tuy nhiên lại lao dốc trong tuần qua. Nhiều nhà đầu tư đã đứng ngồi không yên vì đã trót tin theo hoa hậu.
Trong sáng nay, cổ phiếu nhóm FLC (ROS, FLC, HAI, KLF, AMD) là tâm điểm đáng chú ý khi đồng loạt bị bán mạnh, giảm sàn 'trắng bên mua' với dư bán lượng lớn.