Theo đại diện Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), thời gian qua, thanh long Việt Nam đã chiếm thị phần xuất khẩu đáng kể ở các khu vực thị trường như châu Á, châu Âu và Mỹ.
Hiện nay, thị trường thanh long vẫn tồn tại nhiều hạn chế như quy mô sản xuất, tiêu thụ không ổn định, giá cả bấp bênh. Hơn nữa, thị trường tiêu thụ chưa đa dạng dẫn đến việc thụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Sau thời gian giảm mạnh vì Trung Quốc ngừng nhập khẩu thanh long Việt Nam, hiện nay thanh long ở Tiền Giang đã dần tăng giá trở lại. Giá bán 16.000/kg loại 1 - tăng gần gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2021.
Trong những năm qua, Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ luôn chú trọng tạo thuận lợi cho việc đưa trái thanh long vào thị trường Ấn Độ. Hỗ trợ DN kết nối với nhà nhập khẩu Ấn Độ, xúc tiến quảng bá trái thanh long Việt Nam với người tiêu dùng.
Trong năm 2021, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cơ quan Đại diện, Thương vụ triển khai liên tục các hoạt động xúc tiến thanh long, kết quả xuất khẩu thanh long sang Australia tăng trưởng hơn 14% so với năm 2020 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch.
Nông sản từ châu Á, trong đó có thanh long được coi là "siêu thực phẩm" ở châu Âu. Tại Hà Lan, mua thanh long không dễ. Để đưa được thanh long vào nước này, sản phẩm phải đạt chứng nhận GlobalGAP, khoảng 150 tiêu chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Thêm một cửa khẩu của Trung Quốc dừng thông quan với mặt hàng thanh long Việt Nam. Cụ thể, Hải quan Bằng Tường (Trung Quốc) thông báo tạm dừng giải quyết thủ tục nhập khẩu thanh long từ Việt Nam.