Thu ngân sách Nhà nước năm 2022 đạt trên 1,8 triệu tỷ đồng, vượt dự toán gần 28%. 2022 là một năm đầy biến động và rất khó lường nhưng kinh tế Việt Nam đã vượt qua các thách thức và đạt mức tăng trưởng 8,02%.
Tăng trưởng kinh tế năm 2023 được Quốc hội giao mục tiêu cho Chính phủ là 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường 100 triệu dân, đầu tư công, xuất khẩu... là động lực tăng trưởng chính của kinh tế.
Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2022 ước tăng 5,92% so với cùng kỳ năm trước; cả năm ước tăng 8,02% so với năm trước do nền kinh tế được khôi phục trở lại và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011-2022.
Năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã xác định rõ mục tiêu là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất lâu dài và sự kết hợp của nhiều cú sốc liên quan đã kéo kinh tế toàn cầu đi xuống. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được cho là sẽ giảm tốc mạnh trong năm 2023.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng kinh tế - xã hội Bình Dương phục hồi và đạt nhiều kết quả khả quan trên các lĩnh vực, đặc biệt thu hút gần 40 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết có 3 nền tảng liên quan đến vĩ mô là tăng trưởng, chống lạm phát và việc làm để tiếp tục duy trì phát triển kinh tế cho năm 2023 và các năm tiếp theo.
Với các tín hiệu lạc quan từ thị trường văn phòng cho thuê, nhiều dự án đang tích cực thi công trở lại sau hai năm hạn chế nguồn cung mới đã tạo nên diện mạo mới tích cực.
Sau khi số liệu tăng trưởng kinh tế quý III của Việt Nam được công bố đạt mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, nhiều tổ chức tài chính đã điều chỉnh lại mức dự báo tăng trưởng kinh tế của cả năm nay lên trên 8% từ dự báo khoảng 7% trước đó.
Tính đến nay có 257 lượt tăng lãi suất trên toàn cầu (so với cả năm 2021 là 113 lượt tăng). Ngân hàng Nhà nước đánh giá diễn biến lạm phát thế giới và điều hành của FED gây áp lực lớn lên tâm lý nhà đầu tư.
Theo Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được duy trì và đang dần phục hồi, với tốc độ tăng giá trị tăng thêm ước đạt 12,12% so với cùng kỳ năm trước.
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022 dẫn đầu khu vực với mức tăng trưởng là 7,2%, tăng từ mức 5,3% trong dự báo hồi tháng 4.
Theo đánh giá của Chủ tịch UBND TP. HCM, hiện các lĩnh vực kinh tế TP. HCM đang trên đà phục hồi khi thương mại, dịch vụ hoạt động sôi động, tiến độ thu ngân sách tốt. Thành phố sẽ đạt, có thể vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra từ đầu năm (6-6,5%).
Theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều áp lực lên mặt bằng giá từ biến động phức tạp, khó lường của giá các mặt hàng chiến lược, gây áp lực tới việc kiểm soát lạm phát.
Cỗ máy kinh tế của các quốc gia trong ASEAN nửa đầu năm 2022 đã được khởi động lại mạnh mẽ. Ở một số nền kinh tế lớn của khu vực, tăng trưởng trong 6 tháng vừa qua thậm chí còn cao hơn dự báo.