Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc mua bán thuốc điều trị Covid-19 tại các địa điểm kinh doanh không được cấp phép theo quy định, hoặc trên các nền tảng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác.
Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
Đến chiều ngày 17/3, cả nước đã tiêm hơn 201 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế tiếp tục đề nghị các tỉnh triển khai tiêm vaccine thần tốc để hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trong quý I/2022.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu bộ ngành, địa phương báo cáo việc triển khai thanh tra về mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kit xét nghiệm, vaccine, thuốc phòng, chống dịch Covid-19.
Chỉ một F0 đi làm cũng có thể sẽ lây bệnh cho cả cơ quan, xí nghiệp, dẫn đến thiếu hụt lao động trầm trọng hơn. Do vậy, việc để F0 có thể đi làm bình thường cần hết sức lưu ý.
Mới đây, Bộ Y tế đề xuất Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho các trường hợp F0 không có triệu chứng đang trong thời gian cách ly, tự nguyện quay trở lại làm việc có thể làm việc trực tiếp hoặc trực tuyến.
Mới đây, Bộ Y tế dự kiến sớm hoàn thành việc ký hợp đồng với hãng Pfizer mua 21,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi trong tháng 3.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai thần tốc hơn nữa việc tiêm vaccine Covid-19, tập trung nghiên cứu việc tiêm mũi thứ 4, nghiên cứu triển khai tiêm vaccine cho trẻ 5-11 tuổi.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng test xét nghiệm, máy SpO2... tăng cao dẫn hiện tượng đầu cơ, găm hàng... Bộ Y tế yêu cầu đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Báo cáo của Bộ Y tế cho biết số ca mắc mới đã gần chạm mốc 70.000 ca trong ngày 24-2, cao nhất từ trước đến nay, với 25 tỉnh thành ghi nhận từ 1.000 - 8.800 ca. Các tỉnh thành dịch nóng nhất đang đối phó như thế nào?
Hiện nay, số ca mắc Covid-19 trên cả nước đang tăng chóng mặt, cùng với đó số F0 điều trị tại nhà cũng tăng tại nhiều địa phương. Vì thế, Bộ Y tế đã đưa ra một vài điểm cơ bản mà F0 điều trị tại nhà cần lưu ý để vượt qua đại dịch.
Trước tình trạng loạn giá vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ, điều trị Covid-19, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Cường vừa ban hành văn bản hỏa tốc về tăng cường xử lý vi phạm hiện tượng loạn giá các thiết bị y tế.
Mới đây, Bộ Y tế chính thức công bố giá bán lẻ thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 vừa được cấp phép. Cụ thể, theo Cục Quản lý dược – Bộ Y tế, giá bán lẻ trên thị trường dao động từ 8.675 đồng đến 12.500 đồng/viên.
Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ký quyết định ban hành danh mục 3 loại thuốc chứa Molnupiravir sản xuất trong nước, được cấp giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam.
Bộ Y tế cũng đang xin ý kiến Thủ tướng và các cấp thẩm quyền, cho phép vừa cấp thuốc Molnupiravir điều trị miễn phí tại các cơ sở y tế, cơ sở điều trị Covid-19, vừa cho các doanh nghiệp bán thuốc ra thị trường phục vụ người dân.