Thách thức lớn nhất của kinh tế tuần hoàn cũng chính là ưu điểm của mô hình này khi đòi hỏi làm sao phải đem lại được đa giá trị. Nhiều nước đang gặp khó khăn trong việc chuyển đổi tuần hoàn, nhưng Việt Nam có đủ khả năng tiên phong thế giới.
Với chủ đề “Chỉ một Trái Đất”, Ngày Môi trường thế giới 2022 được phát động nhằm truyền tải thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sau Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu toàn cầu (COP26), năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng được xem là một trong những giải pháp quan trọng nhất nhằm giảm những ảnh hưởng tiêu cực do hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng và giảm phát thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu là mục tiêu bao quát của Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp Việt Nam.
Báo cáo mới nhất của Cơ quan Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor) cho biết, công suất các nhà máy điện than đang được phát triển trên toàn cầu đã giảm khoảng 13% trong năm 2021.
Quy hoạch điện VIII là quy hoạch ngành đặc biệt quan trọng trong hệ thống quy hoạch ngành quốc gia. Việc cập nhật cam kết của Thủ tướng tại COP26 trong dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã mở cơ hội cho điện gió, đặc biệt là điện gió ngoài khơi phát triển.
Việc hạn chế sự nóng lên ở mức khoảng 1,5 độ C đòi hỏi lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phải đạt mức đỉnh điểm muộn nhất là trước năm 2025. “Nếu chúng ta muốn hạn chế nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C thì thời điểm là bây giờ hoặc không bao giờ".
Nguyên nhân do mức độ phơi bày và tính nhạy cảm cao trước thiên tai, thời tiết cực đoan. Đây là những lĩnh vực được chuyên gia cảnh báo nhấn mạnh đối với nền kinh tế dễ bị tổn thương của Việt Nam trước biến đổi khí hậu.
Hiện, Việt Nam mới có khoảng mười dự án nhà máy điện sinh khối và chỉ có ba dự án được ghi nhận công suất trên Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia.
HSBC Việt Nam đã thực hiện ký kết Ý định thư về việc đánh giá và cung cấp các giải pháp tài chính cho CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam. Đánh dấu bước đi tiếp theo của HSBC Việt Nam trong việc hiện thực hóa cam kết thu xếp12 tỷ đô la Mỹ tài trợ Việt Nam.
Hiện nay, do tác động của thủy triều, nhất là sự thay đổi của dòng chảy, mật độ phương tiện đường thủy gia tăng làm cho sạt lở ven bờ sông, rạch trên địa bàn. Tuy nhiên, có nhiều điểm sạt lỡ lớn nằm ngoài khả năng của tỉnh mà cần sự hỗ trợ từ Trung ương.
Tổ chức phi chính phủ Christian Aid cảnh báo biến đổi khí hậu có thể dẫn đến sự “sụp đổ kinh tế” đối với nhiều nước, 65 quốc gia sẽ ghi nhận GDP giảm trung bình 20% vào năm 2050 và giảm 64% vào năm 2100 nếu mức tăng nhiệt của Trái Đất lên tới 29 độ C.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, là một nước chịu tác động lớn bởi biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng ĐBSCL, Việt Nam cam kết hành động quyết liệt để ứng phó toàn diện với biến đổi khí hậu.
Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Climate Change chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu đã khiến cho không khí ở hầu hết các thành phố trở nên khô hơn.