0915 15 67 76 [email protected]
Chủ nhật, 13/03/2022 08:58 (GMT+7)

Sau loạt trừng phạt từ phương Tây, còn công ty nào bám trụ tại Nga?

Trong khi khoảng 300 công ty lớn nhỏ trên toàn cầu đã rút khỏi thị trường Nga để tránh vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây, một số khác vẫn bám trụ.

Theo hãng tin AP ngày 11/3, hơn 300 công ty đã ngừng hoạt động ở Nga. Apple dừng bán sản phẩm ở Nga. Google ngừng bán các gói quảng cáo. Các nhà sản xuất ô tô tạm dừng sản xuất. Các hãng phim Hollywood ngừng phát hành phim và Netflix ngừng phát video trực tuyến.

tm-img-alt
Ảnh minh họa. 

Quyết định của các công ty một phần là để tuân thủ các lệnh trừng phạt phương Tây đã đặt lên Moscow. Một số khác rút khỏi Nga vì sợ các lệnh cấm sẽ cắt đứt chuỗi cung ứng, hoặc lo sợ việc ở lại sẽ làm ảnh hưởng đến danh tiếng công ty.

Tốc độ các doanh nghiệp rời khỏi Nga tăng nhanh sau khi phương Tây tăng cường trừng phạt kinh tế. Các công ty dầu khí lớn như BP và Shell đã từ bỏ các khoản đầu tư hàng tỷ USD. McDonald’s và Starbucks đã ngừng phục vụ khách hàng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số công ty vẫn tiếp tục kinh doanh ở Nga. Họ cho biết có rất nhiều lý do khiến việc rút khỏi thị trường Nga là một quyết định không dễ.

Những công ty vẫn duy trì việc kinh doanh ở Nga, dù toàn bộ hay một phần, đều nói rằng đó là vì họ coi sản phẩm của mình là thiết yếu. Họ "không muốn trừng phạt người Nga bằng cách tước đi thức ăn hoặc thuốc men".

Các nhà hàng Burger King đã mở cửa, Eli Lilly đang cung cấp thuốc, và PepsiCo đang bán sữa và thức ăn trẻ em.

Đại diện công ty dược phẩm Eli Lilly cho biết: "Chúng tôi tiếp tục bán thuốc ở Nga vì bệnh nhân ung thư, tiểu đường và các bệnh tự miễn ở khắp mọi nơi đều trông cậy vào chúng tôi".

PepsiCo cho biết họ sẽ ngừng bán soda, nhưng vẫn sẽ tiếp tục cung cấp sữa, sữa công thức và thức ăn cho trẻ em ở Nga. Unilever cho biết họ sẽ tiếp tục bán các sản phẩm vệ sinh và thực phẩm "thiết yếu hàng ngày" do Nga sản xuất cho người Nga, nhưng sẽ ngừng xuất khẩu và quảng cáo các sản phẩm này.

Các công ty thức ăn nhanh thường có các thỏa thuận nhượng quyền, điều này khiến việc rút lui trở nên phức tạp vì họ không sở hữu các cửa hàng bán lẻ.

Điều này giải thích tại sao 800 nhà hàng Burger King ở Nga vẫn được mở cửa.

Tương tự, nó cũng giúp lý giải việc Yum Brands (công ty mẹ của KFC và Pizza Hut) chỉ đóng cửa 70 cửa hàng KFC thuộc sở hữu của công ty trên khắp nước Nga, mà không phải là gần 1.000 KFC thuộc sở hữu của bên nhượng quyền, hay 50 cửa hàng Pizza Hut.

Điều này đôi khi cũng áp dụng cho các khách sạn. Marriott cho biết các khách sạn ở Nga của họ thuộc sở hữu của các bên thứ ba và họ đang đánh giá khả năng duy trì hoạt động của họ.

Ngày 9/3, Citigroup cho biết việc bán 11 chi nhánh ngân hàng Nga của họ sẽ rất khó khăn vì nền kinh tế của nước này đã bị cắt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.

Cho đến lúc có thể rút khỏi Nga, Citi cho biết họ đang "điều hành hoạt động kinh doanh trên cơ sở hạn chế hơn" và đang giúp các khách hàng doanh nghiệp ở Mỹ và các doanh nghiệp khác tạm ngừng hoạt động kinh doanh của họ ở Nga.

Tương tự, Amazon cho biết những công ty dùng dịch vụ điện toán đám mây thường xuyên nhất ở Nga lại có trụ sở chính ở nơi khác. Công ty cho biết đã ngừng nhận khách hàng sử dụng điện toán đám mây mới ở Nga và lên kế hoạch tạm ngừng các chuyến hàng thương mại điện tử đến nước này.

Các ông lớn công nghệ có giải pháp cân bằng của riêng mình. Google, Twitter và Facebook hầu như không muốn tước quyền truy cập của công dân Nga vào dịch vụ của mình. Tuy nhiên, Nga đã chặn Facebook và Twitter và sau đó TikTok đã tạm ngừng cung cấp dịch vụ tại quốc gia này.

Bạn đang đọc bài viết Sau loạt trừng phạt từ phương Tây, còn công ty nào bám trụ tại Nga?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023