0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 12/08/2020 08:28 (GMT+7)

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng

Ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng ứng dụng công nghệ cao với nhiều chương trình, dự án được triển khai thực hiện.

Được biết, Lâm Đồng hiện có diện tích nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 58.347 ha; tổng diện tích áp dụng VietGAP, GlobalGAP, UTZ, 4C,... đạt khoảng 78.000 ha; 4 vùng chăn nuôi theo VietGAHP với khoảng 718 hộ, tổng đàn hơn 65.000 con heo và khoảng 1.500 con bò sữa tại trang trại Vinamilk Lâm Đồng được chứng nhận Organic.

Trong các năm qua, công tác kiểm soát chất lượng nông sản luôn được ngành nông nghiệp chú trọng thông qua việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thẩm định định kỳ đối với các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản, đồng thời tăng cường lấy mẫu giám sát, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý các mẫu vi phạm.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát, nâng cao chất lượng sản phẩm còn được thực hiện qua các biện pháp tuyên truyền, tổ chức đào tạo, tập huấn về ATTP, chuỗi liên kết, VietGAP,… để người nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã cập nhật và nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm trong tình hình hiện nay. Đặc biệt, tỉnh rất chú trọng đến phát triển chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm để vừa phát triển sản xuất, vừa kiểm soát được nguồn gốc sản phẩm thông qua các hợp đồng liên kết.


da

Nông nghiệp phát triển tại Lâm Đồng


Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Lâm Đồng giai đoạn 2015-2020 xác định lấy công nghệ cao và du lịch canh nông làm khâu đột phá. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao theo hướng đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông minh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và tăng năng suất lao động, hướng tới phát triển toàn diện, bền vững.


Mức độ ứng dụng công nghệ ngày càng phát triển, cuộc cách mạng khoa học 4.0 đã có tác động lớn đến sản xuất, hầu hết các công nghệ sản xuất hiện đại đều đã được ứng dụng trong sản xuất với các mức độ khác nhau phù hợp với điều kiện canh tác vùng. Ngoài các công nghệ đã được áp dụng rộng rãi trong sản xuất như nhà kính, nhà lưới, tưới tự động...; các công nghệ mới như canh tác thủy canh, khí canh (50 ha), sản xuất trên giá thể (210 ha), công nghệ IOT (215 ha), nông nghiệp hữu cơ (14,4 ha) đã từng bước được ứng dụng trong sản xuất.

Trên cơ sở thực hiện thành công chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2004 -2015, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-TU về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng 2025.


fs

Lâm Đồng phát triển nông nghiệp công nghệ cao


Đồng thời UBND tỉnh Lâm Đồng cũng ban hành quyết định số 740/QĐ-UBND ban hành Đề án hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, theo đó kèm theo các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp nói chung, trong đó có khởi nghiệp nông nghiệp thông minh nói riêng, với mức hỗ trợ mỗi dự án 50% về tư vấn dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ…;

Hỗ trợ 50% chi phí áp dụng khoa học công nghệ mới; hỗ trợ 3% lãi suất sau đầu tư (thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng kể từ khi các tổ chức tín dụng hoàn thành thủ tục vay); hỗ trợ vay vốn Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, Quỹ phát triễn KHCN, Quỹ khuyến công… nhằm tạo đột phá nông nghiệp thông minh 4.0.

Với những chính sách sát thực tế và phát huy mọi nguồn lực, tỉnh Lâm Đồng ngày càng có nhiều đề án khởi nghiệp hiệu quả, có nhiều trang trại/ doanh nghiệp nông nghiệp thông minh 4.0 phát huy lợi thế tiềm năng của địa phương.


ss

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng


Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp, bà Nguyễn Thùy Quý Tú, Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết, việc mở rộng và kết nối thị trường tiêu thụ cho nông sản Lâm Đồng là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, Lâm Đồng thực hiện nhiều giải pháp, trong đó ngành nông nghiệp đã chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch theo hướng sản xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái. Căn cứ vào quy hoạch để xây dựng các vùng sản xuất với quy mô và chủng loại nông sản phù hợp, áp dụng các phương pháp sản xuất an toàn (VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc ký kết hợp đồng tiêu thụ lớn, ổn định giá cả lâu dài, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu.

Ngoài ra, tỉnh cũng đặc biệt chú trọng đến việc phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể, hiện nay tỉnh đã xây dựng và đăng ký thành công 19 nhãn hiệu đối với các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh; phối hợp với tổ chức JICA Nhật Bản xây dựng thành công thương hiệu Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành đối với các sản phẩm rau, hoa, cà phê arabica và du lịch canh nông.

Đặc biệt, tỉnh rất chú trọng đến phát triển chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm để vừa phát triển sản xuất, vừa kiểm soát được nguồn gốc sản phẩm thông qua các hợp đồng liên kết. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá trị gia tăng đối với các sản phẩm nông sản, đa dạng hóa sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Chú trọng đến việc áp dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến, công nghệ thông minh vào sản xuất, chế biến, truy xuất nguồn gốc, áp dụng mã QR code, nhật ký điện tử,… để nâng cao chất lượng sản phẩm, minh bạch thông tin, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023