0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Phát triển kinh tế làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây cỏ bàng

Những năm gần đây, bưởi da xanh được xem là một trong những loại trái cây mang lại hiệu quả kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Được biết, cây cỏ bàng hay còn gọi là bàng, cói bàng, có tên khoa học là Lepironia articulata, thuộc chi Lepironia nằm trong họ Cói (Cyperaceae). Cây cỏ bàng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó mở rộng ra phía Tây: Iraq, Ấn Độ, Nam Trung Quốc, Indonesia, chấu Úc.

Phát triển kinh tế làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây cỏ bàng
Phát triển kinh tế làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây cỏ bàng

Cỏ bàng là một chi của cây cói, thân cứng, cao khoảng 1,5 m và có hoa màu nâu ở phần ngọn. Loại cây này không mất công chăm sóc, chỉ cần nhổ cỏ, bón phân, giữ nước cho chân ổn định, sau 5 tháng, cây bàng cao từ 1,3 - 1,8m bắt đầu thu hoạch. Riêng ởViệt Nam, hiện còn lại duy nhất hệ sinh thái đồng cỏ bàng nằm tại xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.

Những năm gần đây, nghề trồng cỏ bàng và chế biến cỏ bàng trên vùng chuyên canh ngày càng phong phú, đặc biệt là sản phẩm ống hút làm từ cỏ bàng đang rất thu hút khách hàng và được sự quan tâm của xã hội. Trồng cỏ Bàng cũng giống như trồng lúa, thậm chí chế độ chăm sóc còn đơn giản hơn mà hiệu quả kinh tế lại cao hơn nhiều, do có thể sống tốt trên những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Sau khi thu hoạch, cỏ bàng được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời từ 3 - 5 ngày, rồi được đem ra cối giã. Mọi công đoạn tiếp theo đều diễn ra bằng phương pháp thủ công. Theo người dân, công đoạn vất vả nhất đó chính là khâu đạp bàng cho sợi bàng tơi và mềm thì mới đan được.

Phát triển kinh tế làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây cỏ bàng
Dưới bàn tay của nghệ nhân cỏ bàng đã trở thành những sản phẩm mỹ nghệ sinh hoạt và trang trí

Dưới đôi bàn tay tài hoa của người dân, cây cỏ bàng trở thành những sản phẩm độc đáo như đệm nằm, chẹ để lót nôi ru trẻ em ngủ, bao để lồng nhãn... Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, những sản phẩm mỹ nghệ sinh hoạt và trang trí cũng được ra đời như: Chiếu du lịch tắm biển, túi xách thời trang, khay đựng, giỏ rác, đèn trang trí,… Các sản phẩm này được thị trường ưa chuộng, vì có màu đẹp và độ bền chắc. Đặc biệt, những năm gần đây còn xuất hiện một sản phẩm mới, đó là ống hút cỏ bàng. Sản phẩm mỹ nghệ này đang rất được ưa chuộng bởi tính thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.

Hiện nay, những cánh đồng cỏ bàng tự nhiên không còn nhiều, thay vào đó, người nông dân tự trồng những cánh đồng cỏ bàng và được chăm bón nó như trồng lúa. Cây cỏ bàng, sản phẩm từ cỏ bàng vẫn là loại cỏ lạ – không gây hại ruộng đồng mà đem cuộc sống ấm no đến cho người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Phát triển kinh tế làng nghề thủ công mỹ nghệ từ cây cỏ bàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Tin mới