0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 12/03/2024 14:17 (GMT+7)

Những nhóm đối tượng nào sẽ được tăng lương từ 1/7?

Từ ngày 1/7/2024, sẽ có 3 nhóm đối tượng được tăng lương gồm lương công chức, lương hưu và lương tối thiểu vùng. Dự kiến tăng mức lương bình quân chung lên 30%.

Cải cách tiền lương gắn với kiềm chế lạm phát

Trả lời ý kiến của cử tri một số tỉnh gửi đến sau kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, liên quan chính sách tiền lương mới, Bộ Nội vụ cho biết căn cứ Kết luận 64 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII về kinh tế - xã hội năm 2023 - 2024, Nghị quyết 104/2023 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới; để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27 Trung ương, từ ngày 1/7/2024.

Những nhóm đối tượng nào sẽ được tăng lương từ 1/7? - Ảnh 1
Những nhóm đối tượng nào sẽ được tăng lương từ 1/7.

Việc thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Mặt khác, Bộ Nội vụ cho biết, theo chức năng được Chính phủ phân công, các cơ quan liên quan sẽ trình Chính phủ triển khai đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa thị trường, nâng cao đời sống cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới.

Ba nhóm đối tượng sẽ được điều chỉnh tăng

Theo quy định mới, ba nhóm tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng từ ngày 1/7/2024.

Nhóm thứ nhất là của công chức, viên chức. Dự tiến tăng khoảng 30%. Đây cũng là mức lương cao nhất tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương Bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12.

Với việc mở rộng quan hệ tiền lương này thì mức lương thấp nhất của công chức, viên chức sẽ tăng khá cao (so với mức lương khởi điểm 3,5 triệu đồng của công chức, viên chức có trình độ trung cấp, hệ số lương 1,86 hiện nay).

Đồng thời, mức lương trung bình của công chức, viên chức cũng có mức khởi điểm với hệ số 2,68 (cao hơn so với hệ số 2,34 hiện nay). Được biết, với hệ số 2,34, thì công chức, viên chức có trình độ đại học có mức lương khởi điểm hơn 4,2 triệu đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của công chức, viên chức tương ứng với bậc 3 của chuyên gia cao cấp (bằng lương Bộ trưởng) cũng được nới rộng từ hệ số 10 lên hệ số 12. Do đó, mức lương mới cao nhất của công chức, viên chức dự kiến sẽ cao hơn (so với con số 18 triệu đồng hiện nay).

Như vậy, từ ngày 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%. Mức tăng lương cụ thể cho từng đối tượng sẽ phụ thuộc vào vị trí việc làm, hiệu quả công việc...

Nhóm thứ hai lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII. Đồng thời, thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Với việc tăng lương hưu khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất mức tăng lương hưu 8%.

Nhóm thứ 3 là tăng lương tối thiểu vùng, với mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%.

Với mức điều chỉnh lương tối thiểu thêm 6%, thì tiền lương tối thiểu sẽ tăng thêm 200.000 đồng đến 280.000 đồng tùy vùng.

Cụ thể, sau khi điều chỉnh tăng thì mức lương tối thiểu theo từng vùng như sau: Lương vùng 1 nâng lên 4.960.000 đồng; vùng 2 là 4.410.000 đồng; vùng 3 là 3.860.000 đồng và vùng 4 đạt 3.450.000 đồng. (Hiện hành, tiền lương tối thiểu vùng dao động từ 3.250.000 đồng đến 4.680.000 đồng)

Đối với mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ ngày 1/7/2024. Cụ thể, vùng 1 tăng lên 23.800 đồng; vùng 2 là 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng.

Bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho hay, nguyên tắc điều chỉnh lương hưu là dựa trên yếu tố như giá sinh hoạt, tăng trưởng kinh tế và tăng lương chung.

Theo bà Hương, sở dĩ lương hưu hay điều chỉnh gắn với tăng lương chung do xuất phát từ nguyên lý đóng - hưởng, chia sẻ của bảo hiểm xã hội.

Nhìn vào mức điều chỉnh lương công chức theo thông tin từ Bộ Nội vụ thì mức tăng lương hưu 15% sẽ phù hợp hơn mức 8% (theo đề xuất của cơ quan Bảo hiểm xã hội).

Ngoài ra, bà Lan Hương lưu ý cần đặc biệt chú ý đến những nhóm đang có lương hưu thấp.

"Chúng ta cần xác định một sàn lương hưu tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống. Nếu lương hưu của người hưu trí thấp hơn mức sàn này, nhà nước cần phải bù đắp bằng số tiền tuyệt đối, thay vì tăng theo tỷ lệ %", bà Hương nói.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Những nhóm đối tượng nào sẽ được tăng lương từ 1/7?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023