0915 15 67 76 [email protected]
Thứ năm, 16/12/2021 18:20 (GMT+7)

Những điểm nhấn nổi bật ngành ngân hàng trong năm 2021

Đầu năm nay, dịch bệnh Covid-19 quay trở càn quét với cường độ mạnh hơn tại nhiều tỉnh thành kinh tế trọng điểm của cả nước, nhưng vẫn có thể thấy những điểm sáng của ngành ngân hàng trong năm 2021.

Đầu năm nay, dịch bệnh Covid-19 quay trở lại mang theo những biến thể mới, càn quét với cường độ mạnh hơn trong quý II/2021 tại nhiều tỉnh thành kinh tế trọng điểm của cả nước.

Tuy nhiên, vẫn có thể thấy những điểm sáng của ngành ngân hàng trong năm 2021.

5 điểm sáng nổi bật ngành ngân hàng trong năm 2021.

Kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm 2020

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 6 tháng đầu năm nay, tính đến thời điểm 21/6, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 5,47%, tăng trưởng gấp hai lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Bất chấp tác động của đại dịch, lợi nhuận của ngành ngân hàng vẫn tăng trưởng cao. Hơn chục ngân hàng ghi nhận lợi nhuận nghìn tỷ, chất lượng tài sản, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt.

Theo dữ liệu của Fiingroup, tổng thu nhập hoạt động trong quý I/2021 tăng 28,4% so với cùng kỳ.

Ngành ngân hàng đã bước được vào nền tăng trưởng mới với các yếu tố hỗ trợ như: lãi suất huy động ở mức thấp, lãi suất cho vay giảm chưa tương ứng. Nhiều ngân hàng còn huy động được lượng lớn trái phiếu kỳ hạn dài với lãi suất thấp, biên lãi ròng của ngân hàng được cải thiện.

tm-img-alt

Sự ra đời của chính sách mới, lợi cả đôi đường cho "Ngân hàng - Doanh nghiệp"

Với sự  quan tâm, chỉ đạo sát sao của NHNN, các bộ, ban ngành đối với sự phát triển tăng trưởng tín dụng thực chất của ngành ngân hàng và ban hành Thông tư 03/2021/TT-NHNN về việc cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn lãi vay do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Các chuyên gia trong khảo sát của Vietnam Report đánh giá, Thông tư 03 đối với các ngân hàng như “nắng hạn gặp mưa rào”, mang tính nhân văn đối với cả tổ chức tín dụng và bên đi vay.

Nếu không có Thông tư 03, các ngân hàng sẽ phải trích lập rất mạnh mẽ các khoản nợ xấu trong năm 2021. Với Thông tư 03, khoảng thời gian được giãn ra trong 3 năm.

Nhóm ngân hàng ghi nhận những câu chuyện về phát hành bán vốn, bán công ty con cho nước ngoài.

Dịch bệnh bùng phát, gần như khối ngoại đã rút ra khỏi thị trường chứng khoán (TTCK), thế nhưng lực bán ròng rất mạnh mẽ.

tm-img-alt

Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn nhìn thấy được cơ hội trong các giao dịch tài sản của ngân hàng. Điển hình như trường hợp VPbank bán được 49% vốn của Fecredit cho tập đoàn của Nhật Bản.

Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản có dự định đầu tư 170 triệu USD để mua 7,5% cổ phần M-Service, đơn vị sở hữu ví MOMO.

Vào cuối tháng 10/2021, SMBC đã hoàn tất thương vụ mua lại 49% vốn Công ty tài chính FE Credit với mức giá gần 1,4 tỷ USD, đây là thương vụ M&A có giá trị lớn nhất trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Việt Nam.

Tài chính phi tín dụng tiếp tục được gia tăng

Nhóm ngân hàng trong năm nay đã tiếp tục tăng mạnh quy mô và tỷ trọng thu nhập phí dịch vụ, thu nhập ngoài lãi như bảo lãnh khách hàng, bão lãnh thư tín dụng (LC), thanh toán không dùng tiền mặt, liên kết với công ty bảo hiểm để bán chéo sản phẩm (Bancassurance), chứng khoán...

Tất cả những điều trên cho thấy, ngân hàng thương mại phát triển toàn diện hơn, không còn lệ thuộc vào chỉ tiêu tín dụng, đồng thời giảm thiểu rủi ro và cải thiện cơ cấu nguồn thu theo hướng bền vững.

Tín dụng ngân hàng tăng tốc mạnh cho thấy sự hồi phục kinh tế

Sau giai đoạn giãn cách xã hội, các địa phương trên cả nước mở cửa trở lại và chuyển sang trạng thái bình thường mới, nền kinh tế đã có tín hiệu khởi sắc, nhu cầu về nguồn vốn cho các mục đích tăng cao trong quý cuối năm.

Đồng hành cùng chính phủ để phục hồi nền kinh tế, ngân hàng đang đồng loạt triển khai các gói vay ưu đãi lãi suất hướng vào nhóm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thuộc nhóm các lĩnh vực ưu tiên, thương mại dịch vụ.

Tăng trưởng tín dụng tiếp tục ghi nhận mức tăng tương đối mạnh trong những ngày cuối tháng 11, khi thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối tháng 11, tín dụng đạt 10,18 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2020.

tm-img-alt

Bức tranh ngành Ngân hàng năm 2021 là một bức tranh với đầy đủ những gam màu sáng - tối. Không thể phủ nhận rằng, năm 2021 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế, đại dịch COVID-19 bùng phát khiến hoạt động sản xuất - kinh doanh bị trì trệ, ngành ngân hàng trong năm nay với mức tăng trưởng sụt, giảm mạnh, không có sự ổn định.

tm-img-alt

Nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng không quá cao nhưng nó luôn hiện hữu và tiềm ẩn và có xu hướng gia tăng.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 9 tháng vừa qua, có tới 45.100 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Bình quân một tháng, có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Điều đó đã ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng và làm gia tăng áp lực nợ xấu tại ngân hàng.

tm-img-alt

 Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-NHNN mở rộng phạm vi và kéo dài thời gian thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất, phí và giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ doanh nghiệp có thêm nguồn lực và thời gian thế nhưng những khoản nợ được cơ cấu lại đó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngân hàng.

Nợ xấu nội bảng hiện hữu khoảng 2% và nợ tiềm ẩn chuyển thành nợ xấu khoảng 8%, cao hơn con số 5,08% cuối năm 2020.

Sự cạnh tranh của ngân hàng trong các dự án chuyển đổi số và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ

Dù quá trình chuyển đổi số trong ngành Ngân hàng Việt Nam đang cho thấy chuyển biến tích cực nhưng theo đánh giá của cơ quan quản lý và giới chuyên môn thì vẫn còn nhiều khó khăn tác động đến quá trình này.

Đại dịch Covid-19 không chỉ tạo nên những thách thức nhất định đối với lĩnh vực ngân hàng mà còn vừa thúc đẩy và “cưỡng ép” các ngân hàng tại Việt Nam bước vào công cuộc Chuyển đổi số để tồn tại và phát triển.

tm-img-alt

Vệc chuyển đổi số để trở thành ngân hàng số toàn diện không hề đơn giản bởi ngoài vấn đề kinh phí, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với các thách thức như: Khó thu hút nhân tài; lãnh đạo thiếu hiệu quả; sự khó khăn trong việc phối hợp giữa các đơn vị kinh doanh;hạn chế của công nghệ thông tin;...

Theo đánh giá của chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa: “Trong khi các ngân hàng lớn trên thế giới đang nghiên cứu những phần mềm nhìn vào mắt khách hàng để đọc được suy nghĩ của đối tác thì chúng ta vẫn mới đang loay hoay ở đích xuất phát cuộc đua chuyển đổi số”. Ngân hàng số là xu thế bắt buộc, ngân hàng nào cũng có chiến lược phát triển thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng lớn. 

Còn nhiều rủi ro về an ninh mạng, thông tin dữ liệu chưa được bảo mật an toàn

Ngân hàng là trụ cột của nền kinh tế, luôn dẫn đầu trong việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin. Các giao dịch và hoạt động tài chính được xử lý trực tuyến nên có một tỷ lệ cao số vụ tội phạm an ninh mạng liên quan đến các ngân hàng.

Số lượng các hoạt động gian lận tăng lên đáng kể bởi dịch Covid-19. Ngoài ra, ngân hàng cũng gặp phải những rủi ro về đạo đức liên quan đến khách hàng và nhân viên ngân hàng.

tm-img-alt

Trong thời gian qua, các ngân hàng thương mại liên tục cảnh báo thủ đoạn lừa đảo của tội phạm công nghệ để chiếm đoạt thông tin cá nhân, thông tin tài khoản của khách hàng với mục đích lấy cắp tiền trong tài khoản của khách hàng.

Bạn đang đọc bài viết Những điểm nhấn nổi bật ngành ngân hàng trong năm 2021. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.