0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 13/03/2023 13:58 (GMT+7)

Nhập khẩu tôm của Mỹ tiếp tục giảm trong tháng 1

Nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Mỹ giảm mạnh do tình trạng dư cung. Thị phần tôm của Việt Nam tại thị trường này giảm 3 điểm phần trăm so với cùng kỳ xuống 5%.

Trong tháng 1, Mỹ nhập khẩu 68.734 tấn tôm, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ, Ecuador và Indonesia vẫn là ba nhà xuất khẩu tôm sang Mỹ lớn nhất trong tháng đầu tiên của năm 2023.

Trong đó, Ấn Độ đã xuất khẩu 24.497 tấn tôm sang Mỹ vào tháng 1, giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ hiện vẫn duy trì là nhà xuất khẩu tôm lớn nhất sang Mỹ trong vòng 9 năm qua. Theo sau Ấn Độ là Ecuador, quốc gia đã xuất khẩu 18.718 tấn tăng 26% lên 18.718 tấn.

Lượng tôm Mỹ nhập khẩu từ Indonesia giảm 12% xuống 14.158 tấn trong tháng. Việt Nam đứng thứ 4 trong số các thị trường cung cấp tôm cho Mỹ với 3.846 tấn, giảm mạnh 38% so vơi cùng kỳ năm ngoái. Thị phần tôm của Việt Nam trong tháng đầu tiên của năm cũng bị thu hẹp 3 điểm phần trăm xuống còn 5%.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam, một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu tôm giảm mạnh là trùng với kỳ nghỉ Tết. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường sụt giảm, tôm nguyên liệu khan hiếm nên xuất khẩu tôm vẫn duy trì xu hướng giảm của cuối năm 2022.

Trong tháng 1, Mỹ không còn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam khi tụt 2 bậc (sau Nhật Bản và EU).

VASEP cho biết nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Mỹ giảm mạnh do tình trạng dư cung. Giá tôm tại thị trường này cũng đang giảm. Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 12/2022 chạm mức thấp nhất trong 10 năm.

Theo thông tin từ các nhà nhập khẩu Mỹ, các nhà chế biến và bán buôn trên thị trường này có thể sẽ mua nhiều tôm đã bóc vỏ và bỏ chỉ lưng thay vì tôm còn vỏ, không đầu vì mặt hàng này dễ vận chuyển hơn - trọng lượng nhẹ hơn để giảm chi phí vận chuyển và rút ngắn thời gian chế biến. Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường Mỹ có thể khá hơn sau quý đầu năm 2023, đến khoảng tháng 5 khi tồn kho giảm bớt và tình hình kinh tế tích cực hơn.

Bạn đang đọc bài viết Nhập khẩu tôm của Mỹ tiếp tục giảm trong tháng 1. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Gợi ý 5 cổ phiếu đầu tư trong tháng 6
Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng hoặc được hưởng lợi từ chính sách và xu hướng lãi suất giảm như nhóm chứng khoán, ngân hàng, đầu tư công, hạ tầng năng lượng.
Cơ hội cho hạt gạo Việt chinh phục thị trường châu Phi
Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước khoảng trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến sẽ nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn. Nguồn gạo nhập khẩu chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam.
Thu hút FDI 5 tháng đầu năm 2023 đạt gần 11 tỷ USD
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/05/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt khoảng 10,86 tỷ USD.

Tin mới

Vietcombank cấp gói tín dụng hơn 9.300 tỷ đồng cho CII
Việc được chấp thuận cấp tín dụng trung và dài hạn với giá trị rất lớn từ Vietcombank sẽ mở ra cơ hội cho CII tiếp tục thực hiện tái cấu trúc dòng tiền của các dự án đã đi vào khai thác để có thể nhanh chóng thu hồi vốn, tái cấu trúc dự án mới.
Gợi ý 5 cổ phiếu đầu tư trong tháng 6
Nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu, ưu tiên cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng hoặc được hưởng lợi từ chính sách và xu hướng lãi suất giảm như nhóm chứng khoán, ngân hàng, đầu tư công, hạ tầng năng lượng.