0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 19/11/2021 14:06 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi 'chật vật' vì giá lúa mì tăng vọt

Mức giá lúa mì cao đồng nghĩa với chi phí thức ăn chăn nuôi tăng lên, nhưng giá lợn lại giảm mạnh so với hồi đầu năm đang tạo sức ép về cả 2 phía lên ngành chăn nuôi ở nước ta. 

Đến giữa tháng 10, chuỗi giảm mạnh của các mặt hàng nông sản hầu hết đều kết thúc khi thị trường đang dần hồi phục.

Trước đó, nhiều chuyên gia cho rằng giá nông sản tuy vẫn ở mức cao hơn so với năm ngoái nhưng sẽ giảm xuống đáng kể do lo ngại về nguồn cung thắt chặt sẽ phần nào được giải quyết nhờ vào sản lượng của niên vụ mới. 

Trong khi đó, thực tế lại hoàn toàn nằm ngoài dự đoán khi giá lúa mì đang tăng rất mạnh trong nửa đầu tháng 11, và hướng đến tháng tăng giá thứ 6 liên tiếp. Hiện tại, giá lúa mì Mỹ đã chạm mức cao nhất kể từ tháng 12/2012. 

tm-img-alt

Ngày 18/11/2021, giá lúa mì tại Chicago kỳ hạn tháng 12 giảm nhẹ 0,27% xuống còn 820 cents/giạ, tương đương 301,3 USD/tấn. Trong 7 tháng qua, giá lúa mỳ đã tăng tổng cộng 36%.

Bất chấp vùng giá cao hiện tại, thị trường lúa mì thế giới vẫn đang rất sôi động với các cuộc đấu thầu mua khối lượng lớn.

Mức giá cao sẽ khó có thể hạn chế được nhu cầu từ các quốc gia Trung Đông do lúa mì ở đây được sử dụng phần lớn làm lương thực cho con người.

Mới đây, Cơ quan thu mua của chính phủ Saudi Arabia (SAGO) đã mua khoảng 1,3 triệu tấn lúa mì xay xát với giá trung bình là 377,54 USDA/tấn. Ngay sau đó, GASC của Ai Cập cũng mua thêm 180.000 tấn với mức giá trung bình 364,26 tấn/CFR, cao nhất kể từ đầu vụ trong khi nước này vừa mới mua hàng trong tháng 10.

Các nước nhập khẩu lớn chấp nhận mua với mức giá cao cũng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng sắp tới của các nước khác và lại là yếu tố đẩy giá lúa mì tăng lên. 

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Tại Việt Nam, lúa mì là loại nông sản quan trọng được nhập khẩu phần lớn làm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, mức giá cao đồng nghĩa với chi phí đầu vào tăng lên nhưng giá lợn lại giảm mạnh so với hồi đầu năm đang tạo sức ép về cả 2 phía lên ngành chăn nuôi ở nước ta. 

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu lúa mì của cả nước trong 10 tháng năm 2021 đạt 4,1 triệu tấn, tăng mạnh 62,9% so với cùng kỳ năm 2020. Riêng tháng 10/2021, khối lượng đã giảm 17% do giá tăng 21,7% so với tháng 10/2020.

Australia là thị trường chủ đạo cung cấp lúa mì cho Việt Nam, chiếm 70% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu lúa mì từ Mỹ và Brazil.

Trước tình thế hiện tại, chính phủ vừa ban hành nghị định giảm mức thuế nhập khẩu MFN đối với lúa mì từ 3% về 0% và ngô giảm từ 5% xuống 2% để hỗ trợ cho ngành chăn nuôi.  

Với yếu tố nguồn cung eo hẹp cùng với triển vọng nhu cầu từ thế giới vẫn được duy trì, giá lúa mì CBOT dự kiến vẫn tiếp tục đà tăng và thiết lập các vùng đỉnh mới, duy trì ở mức cao ít nhất là cho tới đầu năm sau, khi nhu cầu nhập khẩu sẽ giảm bớt và kỳ vọng nguồn cung trong niên vụ mới sẽ khả quan hơn.

Bạn đang đọc bài viết Ngành chăn nuôi 'chật vật' vì giá lúa mì tăng vọt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023