0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ sáu, 12/11/2021 06:00 (GMT+7)

Lo ngại sức mua, nhiều doanh nghiệp chưa dám sản xuất hàng Tết

Vào những tháng cuối năm, đây là dịp mà các doanh nghiệp tung ra thị trường các loại hàng hóa để phục vụ dịp tết nguyên đán. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 mà nhiều doanh nghiệp sản xuất dè chừng, ngại bung hàng hóa phục vụ tết.

tm-img-alt
Nhiều doanh nghiệp lo ngại sức mua của người tiêu dùng dịp cuối năm. Ảnh: Internet.

Doanh nghiệp vẫn bình ổn giá dù chi phí sản xuất tăng

Thời điểm này các năm trước, doanh nghiệp ở TP.HCM đã rầm rộ sản xuất hàng hóa tết. Tuy nhiên, năm nay nhịp độ sản xuất bớt sôi động hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn gặp phải một số khó khăn như chi phí sản xuất tăng cao, sức mua yếu,…

Trao đổi về vấn đề này, CTCP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (VISSAN) chuyên mặt hàng thịt heo tươi sống và sản phẩm chế biến từ thịt, chiếm phần lớn thị phần ở TP.HCM cho biết, hiện công ty này đang tăng tốc sản xuất để vừa chuẩn bị cho tết vừa bù vào nguồn hàng dự phòng đã cạn kiệt sau thời gian dịch kéo dài. VISSAN đầu tư hơn 754 tỷ đồng để chuẩn bị 2.800 tấn thịt heo (tăng 8% so với cùng kỳ năm trước) và 4.200 tấn thịt chế biến (tăng 6%). Tuy nhiên, theo nhận định của công ty thì dịp tết Nhâm Dần sắp tới, sức mua của thị trường sẽ giảm từ 10%- 20% so với các năm trước.

Chia sẽ với VOV, ông Phan Văn Dũng, Phó Tổng giám đốc VISSAN cho biết:  “Sau dịch, một số loại nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng từ 20-30%. Ngoài ra, việc đáp ứng đầy đủ bộ tiêu chí an toàn phòng chống dịch trong sản xuất, kinh doanh cũng khiến chi phí tăng mạnh. Tuy nhiên dịp tết này, doanh nghiệp vẫn cam kết bán giá bình ổn thị trường để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.

Sức mua đang giảm, nhưng VISSAN dự trữ nguyên liệu tăng, lý do nguồn nguyên liệu dự trữ tăng là nếu tết có biến động thực phẩm thiếu yếu thiếu, như thiếu thịt thì VISSAN dùng nguồn này để ứng phó với thị trường. Trong trường hợp thị trường sức mua giảm tiếp thì VISSAN dự trữ để đưa vào chế biến thực phẩm cho quý 1 năm sau”.

Mặc dù chi phí sản xuất, giá nguyên liệu tăng nhưng một số doanh nghiệp vẫn cố gắng duy trì mức giá ổn định cho người tiêu dùng.

Chia sẽ về vấn đề này, Ông Nguyễn Lê Quốc Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Sông Hương Foods cho biết, công ty không tăng giá sản phẩm trong dịp tết vì trong đợt dịch vừa rồi sản phẩm của công ty tiêu thụ tăng nhiều, doanh thu tăng nên giờ lấy từ đó bù vào chi phí sản xuất tăng sau dịch.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng đang cân nhắc giá cả cho từng loại mặt hàng, điều chỉnh sao cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu người dân.

Lo “ế”, nhiều doanh nghiệp sản xuất dè chừng

Qua khảo sát cho thấy, sức mua của thị trường yếu, giảm khoảng 30% so với trước dịch bệnh nên cả tuần nay nhiều công ty đã triển khai các chương trình giảm giá sâu nhưng sức mua vẫn chậm. Một số đơn vị sản xuất, kinh doanh đến thời điểm này vẫn chưa dám bung ra sản xuất hết công suất.

Một số công ty nghiên cứu thị trường dự báo, sức mua trong tết Nhâm Dần 2022 sẽ giảm 10% - 20% so với tết năm trước, do ảnh hưởng của dịch bệnh, người dân thắt chặt chi tiêu. Người dân cũng lo ngại dịch bệnh, hạn chế tập trung mua sắm nên thị trường khó nhộn nhịp như mọi năm.

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM nhận định, nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm tết cũng đang khó khăn sau dịch và chưa dự báo được thị trường nên sẽ không dự trữ hàng hóa nhiều như mọi năm.

Năm nay, sau dịch bệnh, các chi phí sản xuất tăng, sức mua yếu, thị trường khó dự báo... khiến doanh nghiệp khó khăn trong tính toán lượng hàng, giá bán lẻ. Doanh nghiệp tăng giá hàng hóa theo đúng mức tăng chi phí và nguyên liệu thì rất khó tiêu thụ, nhưng nếu giữ giá bán cũ thì doanh nghiệp không có lợi nhuận. Điều đó càng khiến nhiều doanh nghiệp dè dặt trong việc tăng lượng hàng hóa sản xuất, không dám bung hàng hóa ra như mọi năm.

Để đạt được hiệu quả, doanh nghiệp cần có kế hoạch tính toán cụ thể. Bên cạnh đó, cũng cần những chính sách kịp thời của Nhà nước giúp doanh nghiệp phát huy khả năng sản xuất của mình, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng.

Bạn đang đọc bài viết Lo ngại sức mua, nhiều doanh nghiệp chưa dám sản xuất hàng Tết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia triển lãm Thang máy Quốc tế 2024
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14-16/11 với nhiều hoạt động hoạt động như: Lễ khai mạc; phiên bình chọn sản phẩm xuất sắc; thảo luận mở trong “Hội nghị kết nối sản phẩm và công nghệ thang máy”…
Doanh nghiệp rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh
Đại biểu Quốc hội cho biết, thực tiễn thì còn rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực cần chuyển từ nâu sang xanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu thì lại có rất ít thông tin và rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh.

Tin mới