0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 25/02/2022 15:19 (GMT+7)

Làn sóng lây nhiễm COVID-19 ở miền Bắc đã đạt đỉnh? 

Nhiều chuyên nhận định thời điểm này chưa phải là đỉnh dịch của Hà Nội bởi số ca mắc thành phố tiếp tục tăng và điều này đã được dự báo từ trước.

Miền Bắc đã đạt đỉnh dịch? 

Những ngày gần đây, Hà Nội liên tiếp "lập đỉnh" với số ca mắc COVID-19 mới tăng chóng mặt. Riêng hôm qua (24/2), số ca mắc mới ở thu đô lên đến 8.864, tiếp tục dẫn đầu cả nước.

Ngoài ra, các tỉnh miền Bắc cũng ghi nhận số ca tăng vọt, gần 20 tỉnh thành có số ca trên 1.000, như Bắc Giang 2.998, Hải Dương 2.944, Hòa Bình 2.595, Bắc Ninh 2.505, Phú Thọ 2.499, Nam Định 2.203, Vĩnh Phúc 2.013, Quảng Ninh 1.868, Hải Phòng 1.816, Ninh Bình 1.739, Hưng Yên 1.617, Yên Bái (1.556) Hà Giang (1.057).... 

tm-img-alt
Hà Nội liên tiếp "lập đỉnh" với số ca mắc COVID-19 mới tăng chóng mặt. Ảnh minh họa.

Chia sẻ với báo chí, BS Trần Văn Phúc, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết, số ca mắc COVID-19 tăng nhanh nhưng chưa thể đạt đến đỉnh dịch. Đỉnh dịch sẽ ở trong khoảng thời gian từ trung tuần tháng 3 trở ra. Hiện Việt Nam mới ở xuất phát điểm của biến thể Omicron và chắc chắn chúng ta sẽ phải đối mặt với số ca nhiễm tăng khủng khiếp trong thời gian tới.

BS Phúc dự đoán tháng 3 và tháng 4/2022, biến thể Omicron sẽ thống trị. Khi đó, nếu xét nghiệm đầy đủ thì số ca nhiễm cả nước có thể lên tới 250.000 - 300.000 ca mỗi ngày. Đến tháng 5/2022, số ca mắc lắng dần xuống và đến tháng 6/2022, về cơ bản, dịch bệnh sẽ ổn định ở Việt Nam.

Theo BS Phúc, biến thể Omicron với sức lây nhiễm gấp 500% biến thể Delta, không quốc gia nào đủ sức mạnh ngăn cản nó. Tuy nhiên, Omicron cũng là cơ hội để các nước thoát khỏi đại dịch COVID-19. Thực tế, hầu hết ca nhiễm biến thể này không có triệu chứng, hoặc triệu chứng thoáng qua, bệnh nhẹ không cần phải can thiệp y tế. Bệnh nhân chỉ cần theo dõi tại nhà, dùng thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C những ngày đầu, hầu hết đều ổn định sau vài ngày. 

Theo đó, sẽ đến thời điểm COVID-19 được coi là bệnh lý đường hô hấp, tương tự như các bệnh lý đường hô hấp do các virus khác gây nên. Có nghĩa là trả COVID về cho tuyến y tế điều trị. Các bệnh viện đa khoa sẽ thành lập khoa COVID, hoặc ít nhất là đơn nguyên chẩn đoán và điều trị bệnh nhân COVID, thậm chí có những khoa dành riêng phòng điều trị bệnh nhân COVID.

Ông Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM nhấn mạnh, Hà Nội và các tỉnh, thành miền Bắc chưa bước vào đỉnh dịch COVID-19. Bởi với số ca mắc hiện nay, không phải là quá cao. Hơn nữa, với biến chủng Omicron thì số ca mắc sẽ tiếp tục cao hơn nữa, ngay cả chủng Delta thì số ca mắc cũng sẽ tiếp tục tăng lên.

Nhiều chuyên gia khác cũng cho rằng thời điểm này chưa phải là đỉnh dịch của Hà Nội bởi số ca mắc thành phố tiếp tục tăng và điều này đã được dự báo từ trước.

Hà Nội cần tập trung vào ca bệnh nặng

Theo ông Đỗ Văn Dũng, đỉnh dịch không quá quan trọng đối với những nơi đã tiêm chủng vaccine rồi. Vì vậy, việc cần tập trung bây giờ là giữ số ca trở nặng, số ca tử vong không tăng lên.

Theo vị chuyên gia này, khi vào đỉnh dịch, số ca tăng, đến lúc nào đó sẽ gây quá tải hệ thống y tế. Khi đó, nhiều nguy cơ người bệnh sẽ chuyển nặng, có thể tử vong. Ông dự đoán Hà Nội nói riêng và các tỉnh nói chung sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh nhưng cần thực hiện các giải pháp để khống chế số ca bệnh, không để bệnh nhân tăng đột biến. Theo đó các địa phương cần bảo phủ vaccine, bảo vệ nhóm nguy cơ và tăng mức độ thực hiện 5K của người dân.

tm-img-alt
Hà Nội cần tập trung vào ca bệnh nặng. Ảnh minh họa.

BS Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM chia sẻ, Hà Nội cũng như các địa phương khác bước vào đỉnh dịch hay không không quan trọng. Hiện cần đánh giá số ca bệnh nặng tăng hay không, quá tải số ca điều trị hay không để đưa ra các giải pháp kịp thời.

 PGS.TS Hoàng Bùi Hải, Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 cũng từng trả lời báo chí rằng Hà Nội ngày càng tăng nên số bệnh nhân nặng cũng nhiều lên. Vì vậy, chúng ta nên tập trung số ca nặng, ca có nguy cơ chuyển nặng thay vì quan tâm ca nhiễm tăng từng ngày. Đặc biệt là việc phát hiện sớm để đưa vào bệnh viện các ca nguy cơ để điều trị, giảm ca chuyển nặng và giảm tỷ lệ tử vong.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, số ca mắc có thể đang ngày càng tăng lên nhưng trong giai đoạn này, không nên lấy số mắc làm chỉ số đánh giá của các địa phương. Đặc biệt, Hà Nội thời gian qua trường hợp bệnh nhân nặng nhập viện, tử vong được khống chế rất tốt. 

Triển khai quản lý, điều trị F0 tại nhà

Theo các chuyên gia, số ca mắc COVID-19 tại TP Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác tăng vọt là điều đã được dự báo từ trước. Lý do là mầm bệnh đã có sẵn trong cộng đồng, biến thể lây lan nhanh, cộng thêm gia tăng đi lại của người dân tại tất cả các địa phương khi chúng ta phục hồi các các hoạt động xã hội, phát triển kinh tế…

Phát biểu tại cuộc họp mới đây, Phó Giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung chia sẻ, số ca tăng cao cơ bản nằm trong dự báo của thành phố. Thành phố đã có những chỉ đạo cụ thể với từng nhiệm vụ rõ ràng. Mỗi quận huyện cần có thêm các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn, không thiếu giường điều trị, hạn chế chuyển tầng bằng được.

Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 Hà Nội yêu cầu phải hạn chế tối đa bệnh nhân chuyển tầng nặng, tử vong. Đây là mục tiêu cao nhất, phải làm bằng được. Yêu cầu này được lãnh đạo thành phố nhấn mạnh rất nhiều lần, phải được thực hiện bằng mọi nỗ lực.

Hà Nội yêu cầu tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở, tập trung quản lý F0 tại nhà; không để tình trạng F0 không có thông tin; đảm bảo các túi thuốc A, B, C; tăng cường tập huấn hướng dẫn chủ động và nhuần nhuyễn; điều phối các lực lượng hiệu quả cao nhất...

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, để bảo đảm an toàn cho việc điều trị tại nhà, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng và đưa phần mềm quản lý F0 tại nhà và các cơ sở điều trị tập trung từ ngày 23/2. Ngành Y tế điều phối nhân lực từ tuyến tỉnh về tuyến huyện và từ tuyến huyện về xã, bảo đảm kịp thời đáp ứng công tác điều trị. Đồng thời giao UBND các huyện, thành phố chủ động tổ chức, củng cố lực lượng, việc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý, chăm sóc, điều trị F0…

Để tăng cường công tác phòng, chống dịch, Sở Y tế Bắc Giang chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh nghiên cứu, đề xuất phương án thành lập, mở rộng thêm cơ sở điều trị F0 mức độ nặng để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, ngành Y tế đẩy mạnh tiêm chủng cho người dân, chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, điều kiện để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi khi có chỉ đạo từ Bộ Y tế.

Bạn đang đọc bài viết Làn sóng lây nhiễm COVID-19 ở miền Bắc đã đạt đỉnh? . Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.