0915 15 67 76 [email protected]
Thứ năm, 18/02/2021 11:01 (GMT+7)

Những loại thuốc giả bị thu hồi gây lo lắng cho người dùng

Tình trạng buôn bán, kinh doanh và sản xuất thuốc giả hiện nay ngày càng gia tăng khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang.

Theo công bố của WHO, thuốc giả là nguyên nhân mỗi năm gây tử vong cho hàng chục nghìn trẻ em và ước tính các nước đã thiệt hại khoảng 30 tỷ USD. Điều đáng nói, là con số thuốc giả mà WHO biết mới chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm". Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy đó, khi tháng nào ngành y tế cũng phát hiện và thu hồi vài vụ thuốc giả.

Một công bố mới đây của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có tới 11% thuốc chữa bệnh tại các nước đang phát triển là thuốc giả. Trong đó, thuốc chữa trị sốt rét và nhiễm trùng chiếm khoảng 65%. Đây là kết quả đưa ra sau khi WHO tiến hành 100 cuộc nghiên cứu với 48.000 loại thuốc.

Dĩ nhiên, hậu quả của thuốc giả là khôn lường. Vì thuốc giả không có tác dụng điều trị bệnh, thậm chí còn có các hoạt chất gây phản ứng, dẫn đến tử vong.

Thuốc giả nguy hiểm khó lường cần tỉnh táo khi lựa chọn. Ảnh minh họa

Thuốc giả Sabumol 2mg

Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thuốc viên nén giả Sabumol 2mg.

Cụ thể, Cục Quản lý Dược nhận được công văn của Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh An Giang gửi kèm Phiếu kiểm nghiệm về mẫu thuốc trên nhãn ghi viên nén Sabumol 2mg, số lô: 91719; HD: 12/2022, nhà sản xuất Laboratorires Ephac Co., Ltd (Cambodge). Mẫu thuốc do Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm tỉnh An Giang lấy tại Nhà thuốc Phương Ngân (số 1942 Trần Hưng Đạo, Mỹ Quý, Long Xuyên, An Giang).

Theo đó, mẫu thuốc không có thông tin về số giấy đăng ký lưu hành thuốc, nước sản xuất, cơ sở nhập khẩu và không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu độ đồng đều hàm lượng, định lượng. Như vậy mẫu thuốc trên nhãn ghi viên nén Sabumol 2mg, sốlô: 91719; HD: 12/2022 nêu trên là thuốc giả.

Căn cứ mức độ vi phạm, tiến hành xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đối với Nhà thuốc Phương Ngân theo quy định. Báo cáo kết quả thực hiện về Cục Quản lý Dược.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và xử lý nghiêm vi phạm theo quy định của pháp luật, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn không kinh doanh, phân phối, sử dụng thuốc trên nhãn ghi viên nén Sabumol 2mg, số lô: 91719; HD: 12/2022, nhà sản xuất Laboratorires Ephac Co., Ltd (Cambodge). Phối hợp với các cơ quan truyền thông thông tin tới các cơ sở buôn bán, sử dụng thuốc và người dân biết để không buôn bán, sử dụng thuốc trên.

Thu hồi thuốc viên nén Salbuboston giả

Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn về việc xử lý thuốc viên nén salbuboston giả. Theo công văn từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) về việc thuốc viên nén salbuboston giả, thông tin trên nhãn sản phẩm ghi: viên nén salbuboston (salbutamol 2mg), SĐK: VD-25143-16, số lô: 290217, HD: 13/02/2020, CSSX: Công ty cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam.

Để đảm bảo quyền lợi cũng như sức khỏe người tiêu dùng, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở y tế trực thuộc ngành, cơ sở y tế ngoài công lập, doanh nghiệp kinh doanh thuốc trên địa bàn không được buôn bán, sử dụng thuốc viên nén giả nói trên. Cần tuân thủ việc kinh doanh, mua bán thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; rà soát hoạt động của cơ sở, nếu phát hiện thuốc có thông tin như nêu trên, khẩn trương thông báo về Thanh tra Sở Y tế để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sở Y tế cũng yêu cầu Phòng Y tế các quận, huyện, thị xã thông báo đến cơ sở hành nghề trên địa bàn quản lý không được buôn bán, sử dụng thuốc viên nén salbuboston giả nói trên. Tiếp nhận thông tin từ cơ sở, tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện của cơ sở, báo cáo việc thực hiện thu hồi của các cơ sở có kinh doanh, sử dụng loại thuốc nói trên về Sở Y tế.

Theo tìm hiểu được biết, Salbuboston là thuốc làm giảm và phòng ngừa co thắt phế quản ở bệnh nhân mắc bệnh tắc nghẽn đường thở có thể hồi biến.

Thu hồi thuốc viên nang Agifamcin 300 giả

Trước đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), qua công tác giám sát về hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc Agifamcin 300, đoàn kiểm tra đã phát hiện trên thị trường có lưu hành một số hộp thuốc Agifamcin giả, trên nhãn ghi mạo danh nhà sản xuất Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm và các thông tin “thuốc viên nang Agifamcin 300, số đăng ký VD-14223-11, số lô 00916, hạn dùng 22/3/2019”. Thuốc giả được phân phối đồng thời với thuốc thật Agifamcin 300, số đăng ký VD-14223-11, số lô 00916, hạn dùng 22/3/2019 do Công ty Cổ phần dược phẩm Agimexpharm sản xuất.

Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược yêu cầu đình chỉ lưu hành thuốc trên nhãn ghi: thuốc viên nang Agifamcin 300, số đăng ký VD-14223-11, số lô 00916, hạn dùng 22/3/2019 do Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm sản xuất. Đồng thời, Cục đề nghị Công ty Cổ phần dược phẩm Agimexpharm tiến hành thu hồi và tiếp nhận toàn bộ thuốc thật và thuốc giả được trả về từ các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc; phối hợp với Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ chí Minh lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu thuốc thu hồi, trả về. Được biết, thuốc viên nang Agifamcin là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng vi rút và kháng nấm.

Theo Chất lượng Việt Nam Online

Bạn đang đọc bài viết Những loại thuốc giả bị thu hồi gây lo lắng cho người dùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.