0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ bảy, 15/08/2020 08:54 (GMT+7)

Hàng Việt Nam cần phát huy ưu thế trên thị trường

Bộ Công thương vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020.

6 năm một chặng đường

Nhìn lại thời điểm cách đây 6 năm, ngày 29/4/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 634/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014-2020.

Đây cũng là tiền đề quan trọng trong việc định hướng phát triển thị trường trong nước, góp phần xây dựng thói quen văn hóa sản xuất, tiêu dùng hàng Việt.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, ông Trần Duy Đồng, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết nhiều chương trình gắn với Cuộc vận động đã được triển khai trong suốt 6 năm qua nhằm tuyên truyền, quảng bá cho hàng Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam uy tín.


fs

Hình ảnh tại Hội nghị tổng kết


Tiêu biểu nhất là Chương trình nhận diện hàng Việt Nam thường niên trên quy mô toàn quốc với tên “Tự hào hàng Việt Nam” được triển khai từ năm 2015 đã tạo ra sức lan tỏa mạnh mẽ tại các địa phương trên cả nước, thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và các thương hiệu uy tín.

Hôm nay 12/8, Bộ Công thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020 (Đề án).

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (Cuộc vận động), Trưởng Ban chỉ đạo liên ngành thực hiện Đề án đánh giá: Sau 6 năm thực hiện, Đề án đã mang lại những kết quả tích cực góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; bảo đảm cân đối cung cầu, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội phục vụ đời sống của gần 100 triệu người dân Việt Nam.

Theo báo cáo, đại biểu các bộ, ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp đánh giá cao các giải pháp phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động của Đề án, đã đạt mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng của Cuộc vận động. Trong triển khai Đề án đã trở thành một sợi dây kết nối xuyên suốt có tính tương hỗ cao để xây dựng thói quen văn hóa sản xuất, tiêu dùng hàng Việt Nam, phát triển thị trường trong nước tạo đầu ra cho hàng hóa Việt Nam trở thành một điểm sáng, đi đầu trong thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội,…

Phát huy sức cạnh tranh

Việc tăng cường tuyên truyền quảng bá sâu rộng thường xuyên và liên tục các nội dung với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” gắn với Cuộc vận động trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã thay đổi tích cực về nhận thức và hành vi của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ Việt Nam. Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2019 cho thấy có 88% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ quan tâm tới Cuộc vận động, 67% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam và 52% người được hỏi cho biết luôn khuyên người thân, bạn bè của mình nên sử dụng hàng Việt Nam.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội của Viện Nghiên cứu Dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo Trung ương) năm 2019 cho thấy có 88% người tiêu dùng được hỏi cho biết họ quan tâm tới cuộc vận động, 67% người tiêu dùng tự xác định khi mua hàng hoá sẽ ưu tiên lựa chọn hàng Việt Nam và 52% người được hỏi cho biết luôn khuyên người thân, bạn bè của mình nên sử dụng hàng Việt Nam.


ds

Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao


Đáng chú ý, thông qua Đề án, đã thiết lập trên 100 điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại 61 địa phương trên cả nước và cơ bản hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam.

Với những giải pháp nêu trên, hiện hàng Việt đã chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước (trên 90%), tại các hệ siêu thị nước ngoài, chiếm từ 60% đến 96%. Đối với kênh bán lẻ truyền thống, tỷ lệ hàng Việt tại các chợ, cửa hàng tiện lợi chiếm từ 60% trở lên; trong đó các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh đạt trên 80% mục tiêu của Đề án.

Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội đánh giá dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương, rất nhiều địa phương trên cả nước và các hệ thống phân phối đã triển khai loạt chương trình thiết thực hiệu quả nhằm hưởng ứng cuộc vận động. Các hoạt động này đã giúp hỗ trợ nhiều tỉnh thành phố, hiệp hội, doanh nghiệp mở rộng thị trường.

“Riêng Hà Nội, trong nửa đầu năm 2020, thị trường nội địa là cứu cánh cho nền kinh tế. Đặc biệt, khi Bộ Công thương ban hành quyết định triển khai chương trình kích cầu tiêu dùng nội địa, Hà Nội đã tích cực vào cuộc, giúp GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) thành phố 6 tháng đầu năm tăng 3,39%, cao hơn nhiều bình quân chung cả nước. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố cũng tăng 1,1%,” bà Lan chia sẻ.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Hàng Việt Nam cần phát huy ưu thế trên thị trường. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới