0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ năm, 30/09/2021 10:04 (GMT+7)

Hà Nội cần chuẩn bị gì cho trạng thái 'bình thường mới' sau ngày 30.9?

Hầu hết hoạt động, dịch vụ thiết yếu đã được cho phép trở lại. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng TP cần có sự chuẩn bị, cẩn trọng nhất định khi hướng đến những thành quả lâu dài hơn...

Sáng 30/9, Sở Y tế Hà Nội thông báo, từ 18h ngày 29/9 đến 6h ngày 30/9, Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 trong cộng đồng.

Trong ngày 29/9, có hai trường hợp nhiễm bệnh mới, đều đã được cách ly và trong khu vực phong tỏa.

tm-img-alt
Biểu đồ dịch bệnh tại Hà Nội cho thấy các biện pháp chống dịch của TP đã đạt hiệu quả. Nguồn: CDC Hà Nội.

Như vậy, đã 5 ngày liên tiếp, kể từ ngày 25/9, Hà Nội không ghi nhận ca Covid-19 trong cộng đồng. 

Vài ngày không có ca nhiễm cộng đồng là chiều hướng tốt, nhưng chưa thể đánh giá được nhiều. Nới lỏng nhưng nhiệm vụ chống dịch vẫn cần được ưu tiên như công tác xét nghiệm, tuân thủ nguyên tắc 5K. Vùng nguy cơ cao vẫn phải giám s.á.t chặt chẽ, vùng xanh, vàng vẫn phải được bảo vệ.

Vì thế, các chuyên gia cho rằng TP cần có sự chuẩn bị, cẩn trọng nhất định khi hướng đến những thành quả lâu dài hơn.

Qua quan sát, đường phố thủ đô bắt đầu nhộn nhịp trở lại sau khi UBND Hà Nội quyết định giảm mức độ giãn cách xã hội xuống Chỉ thị 15 do tình hình dịch bệnh có tiến triển tốt lên.

Sự phấn chấn, hồ hởi hiện rõ trên khuôn mặt của người dân tập thể dục mỗi sáng tại các công viên, bờ hồ.

Hàng quán ăn đông đúc trở lại với hàng dài người đứng xếp hàng mua về, trung tâm thương mại cũng mở cửa và mong chờ vào những dấu hiệu hồi phục tích cực trong những tháng cuối năm.

Để có được những thành quả này, chính quyền và người dân thủ đô phải đánh đổi rất nhiều. Hoạt động sản xuất, kinh tế, thu nhập bị đình trệ trong 2 tháng giãn cách.

tm-img-alt
Hàng dài người chờ mua đồ ăn mang về tại một quán bún ở quận Cầu Giấy sau khi Hà Nội nới lỏng. Ảnh: Thạch Thảo.

Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn nhiều việc phải làm để giữ trạng thái an toàn một cách bền vững.

Thích ứng nhanh nhưng luôn trong trạng thái sẵn sàng

Theo Zing, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nói đây là những tín hiệu tích cực khởi đầu cho giai đoạn phục hồi của TP.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý còn quá sớm để nói TP đạt được trạng thái an toàn.

Để làm rõ quan điểm này, vị chuyên gia dẫn ra một số dữ liệu bất thường trong công tác xét nghiệm sàng lọc tại Hà Nội trong thời gian qua.

Thứ nhất, việc xác định, xét nghiệm sàng lọc người có triệu chứng ho, sốt là một biện pháp quan trọng để phát hiện các ca chỉ điểm.

Tuy nhiên, thời gian gần đây số lượng người khai báo ho, sốt giảm đi đáng kể. Điều này có thể khiến việc truy tìm ca bệnh chỉ điểm trở nên khó khăn hơn.

Và nguy hiểm hơn nữa, TP không phát hiện ca bệnh thời gian qua có thể là số liệu ảo khi ca chỉ điểm vẫn còn ngoài cộng đồng.

Thứ hai, dịch bệnh ở địa phương s.á.t Hà Nội như Hà Nam bùng phát mạnh trở lại (phải giãn cách xã hội phần lớn TP Phủ Lý).

Nguồn lây tại địa phương này cũng chưa thực sự rõ ràng và ngành y tế cũng chưa xác định rõ có liên quan đến Hà Nội hay không.

TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, cho rằng một trong những trọng tâm chính TP cần lưu ý giai đoạn này là nhóm đối tượng ho, sốt phải được phát hiện và xét nghiệm sớm.

"Zero Covid-19 được khẳng định là không thể, vì vậy phải chấp nhận trong cộng đồng vẫn còn các ca F0. TP cần có biện pháp quyết liệt để nhóm này được xét nghiệm, phát hiện sớm. TP nới lỏng rồi, F0 đi lại tự do thì nguy cơ lớn hơn trước rất nhiều", bà Thu Anh nói.

Bà đề nghị ngành y tế cấp phát miễn phí kit test nhanh cho khu dân cư, tổ dân phố cũng như cửa hàng thuốc để người dân được tiếp cận miễn phí, tránh tâm lý chủ quan, ngại xét nghiệm của người dân. Bên cạnh đó, TP cần chú ý, rà soát, xét nghiệm nhanh người vào TP từ các địa phương khác. Bởi khi TP dần mở cửa để phục hồi sản xuất, đây có thể là nguồn lây nhiễm tiềm tàng.

Phân cấp mạnh hơn cho địa phương

Nói về giai đoạn sắp tới, ông Trần Đắc Phu cho rằng nhiệm vụ của Hà Nội vẫn nặng nề.

Hà Nội vừa tập trung cho phục hồi, phát triển kinh tế những tháng cuối năm, nhưng cũng vừa phải giữ vững thành quả chống dịch suốt 3 tháng nay.

Đối với việc kiểm soát đi lại giữa Hà Nội với địa phương lân cận, ông kiến nghị TP tiếp tục duy trì chốt chặn cũng như quy định, thủ tục cần thiết với người ra vào TP bởi nguồn lây từ địa phương khác vẫn rất khó kiểm soát.

Bên cạnh đó, với việc mới có 10% dân số được tiêm mũi 2 vaccine, khả năng bị tổn thương của Hà Nội rất lớn nếu có nguồn lây nhiễm xâm nhập.

Về nguyên tắc TP vẫn áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, nên người dân chỉ ra đường khi thực sự cần thiết.

Vì vậy, sự phối hợp của người dân thời điểm này là rất quan trọng. Khi các biện pháp cưỡng chế thay bằng khuyến cáo, người dân cần tự ý thức để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình cũng như thành quả chống dịch của thủ đô thời gian qua.

Dich Covid-19 Ha Noi, gian cach xa hoi Ha Noi anh 4
Người dân tập thể dung quanh hồ Gươm tại Hà Nội. Ảnh: Việt Linh.

Còn theo bác sĩ Thu Anh, Hà Nội cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Bà nhấn mạnh từng địa phương phải làm chủ được tình hình dịch bệnh ngay tại khu vực mình quản lý, tức là tự chủ phương án điều phối nhân lực, vật tư, xét nghiệm, điều trị trong trường hợp dịch bùng phát trở lại. TP chịu trách nhiệm quản lý chung và giám s.á.t nhưng cụ thể từng đầu việc phải là trách nhiệm của chính quyền địa phương.

Bên cạnh đó, TP cần vận động, cố gắng tự chủ để tìm nguồn cung vaccine ngừa Covid-19 cho người dân, sớm đáp ứng mục tiêu đạt 100% dân số từ 18 tuổi được tiêm 2 mũi vaccine ngừa Covid-19. Tỷ lệ được tiêm chủng càng cao, TP sẽ càng tự tin trong các chính sách mở cửa, phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Hà Nội bắt đầu thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng từ 6h ngày 21/9. Sau 2 tháng giãn cách xã hội, số ca bệnh tại thủ đô đang có xu hướng giảm dần và thấp nhất từ đầu đợt bùng phát thứ 4.

Tính đến ngày 29/9, CDC Hà Nội đã ghi nhận 3.973 trường hợp mắc Covid-19.

UBND Hà Nội cho phép dịch vụ ăn uống (mang về), cắt tóc, gội đầu, kinh doanh, sửa chữa đồ điện tử, xe cộ, văn phòng phẩm được hoạt động trở lại.

Bên cạnh thể dục ngoài trời, trung tâm thương mại, cửa hàng mỹ phẩm, quần áo cũng được phép mở cửa trở lại.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội cần chuẩn bị gì cho trạng thái 'bình thường mới' sau ngày 30.9?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới