Giá tiêu hôm nay 2/10: Vẫn tiếp tục đi ngang ở mức 77.500đ
Giá tiêu hôm nay 2/10 trong khoảng 77.500 - 81.500 đồng/kg. Đứng đầu xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng năm 2021 tiếp tục là công ty Trân Châu, trong khi Olam nhập khẩu đạt 8.548 tấn, chiếm 44,4% tổng lượng nhập khẩu.
Giá tiêu tại Bà Rịa – Vũng Tàu được ghi nhận cao nhất 81.500 đồng/kg.
Giá tiêu thấp nhất tại Đồng Nai có giá 77.500 đ/kg.
Tại tỉnh Bình Phước thị trường giá tiêu dao động ở ngưỡng 80.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại tỉnh Gia Lai (Chư Sê) duy trì ở ngưỡng 78.500 đ/kg.
Giá tiêu tại các tỉnh thành Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo), ổn định ở mức 79.500 đồng/kg.
Sáng nay giá tiêu trong nước và xuất khẩu giữ ổn định so với cùng thời điểm hôm qua.
Trong ngày đầu tháng 10/2021, thị trường trong nước vẫn kém sôi động, các giao dịch lác đác. Hôm qua, nhiều tỉnh thành phía Nam nởi lỏng giãn cách, ưu tiên phát triển kinh tế, quay lại cuộc sống bình thường. Tuy chưa được như kỳ vọng của các doanh nghiệp, nhưng đó cũng tín hiệu tích cực cho sản xuất kinh doanh trong nước.
Tuy Việt Nam đứng số 1 thế giới về sản xuất hạt tiêu nhưng còn nhiều bất ổn, chưa bền vững. Việt Nam đã xuất khẩu hạt tiêu đến 105 nước và vùng lãnh thổ với kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất năm 2016 với 1.429,2 triệu USD, sau đó giảm dần vào các năm về sau.
Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 8 tháng năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu được 197.766 tấn, kim ngạch đạt 657,8 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2020 lượng xuất khẩu giảm 2% tuy nhiên kim ngạch tăng 48,3%.
Được biết, Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất đạt 43.555 tấn, tăng 15,2% so cùng kỳ. Nhập khẩu cũng tăng ở các thị trường Canada, Guatemal. El Salvador,... Ở khu vực châu Âu, nhập khẩu tăng 4,4%, đứng đầu là thị trường Đức 8.377 tấn, tăng 5,6%; Hà Lan 6.247 tấn, tăng 13%; Anh 4 235 tấn, tăng 10,8%,... Nhập khẩu cũng tăng ở Pháp, Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý,... nhưng giảm ở Ba Lan, Tây Ban Nha, Ucraina, Isarel....
Điều này cho thấy, hạt tiêu của Việt Nam vẫn duy trì mức cạnh tranh cao trên thị trường.
Trong khi đó, tại khu vực châu Á, nhập khẩu của châu Á giảm 6,3% trong đó nhập khẩu của Trung Quốc giảm 8% đạt 35.444 tấn. Nhập khẩu của Ả Rập tăng mạnh 58,2% đạt 12.727 tấn và tiếp tục là thị trường nhập khẩu hồ tiêu lớn thứ 2 tại châu Á. Nhập khẩu của Ấn Độ 10.280 tấn, tăng 3.6%; Pakistan: 9.297 tấn, tăng 15%; Philippine, Hàn Quốc. Thái Lan, Nhật Bản,... là các nước có lượng nhập khẩu giảm. Khu vực châu Phi nhập khẩu giảm 32,8% trong đó Ai Cập giảm 41.2% đạt 4.340 tấn. Nhập khẩu cũng giảm ở Senegal, Gambia, Tunisia,... và tăng ở Nam Phi, Mauritania, Ghana...
Đứng đầu xuất khẩu hồ tiêu 8 tháng năm 2021 tiếp tục là công ty Trân Châu đạt 18.106 tấn, giảm 11% so với cùng kỳ. Tiếp theo là các DN Olam 16.318 tấn, tăng 6,1%; Nedspice 12. 803 tấn, tăng 12,1%; Phúc Sinh 12.435 tấn, giảm 20,8%; Haprosimex JSC: 9.438 tấn, giảm 7,9%; Liên Thành 8,038 tấn, tăng 45,7%,...
Việt Nam nhập khẩu 19.272 tấn, trong đó tiêu đen đạt 14.159 tấn, tiêu trắng đạt 5.113 tấn, so với cùng kỳ 2020, lượng nhập khẩu giảm 0,3%. Trong đó Olam nhập khẩu đạt 8.548 tấn, chiếm 44,4% tổng lượng nhập khẩu. Tiếp theo là các DN Harris Freeman 1.914 tấn, Gia vị Sơn Hà 1.742 tấn, KSS Việt Nam 1.368 tấn, Vinh Hưng 1.017 tấn,... Indonesia tăng 0.9%. Brazil giảm 21,7% và Cambodia tăng 79.7%. Indonesia cũng là quốc gia xuất khẩu tiêu trắng chủ yếu sang Việt Nam đạt 5.047 tấn.
Giá xuất khẩu hạt tiêu chạm ngưỡng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây đã đưa hạt tiêu trở thành một trong nhưng điểm sáng trong hoạt động xuất khẩu nông, lâm sản của Việt Nam, mang lại thu nhập cao hơn cho người trồng tiêu sau nhiều năm khó khăn do giá suy giảm.