Giá tiêu hôm nay 10/1: Tiếp đà giảm phiên thứ 5 liên tiếp
Các chuyên gia dự đoán, kịch bản đầu tháng 12 có thể đang lặp lại, một số đơn vị đang bán ra lượng tiêu lớn rồi mua vào qua các đại lý chân rết để thao túng giá thị trường, ghìm giá tiêu nội địa.
Ngay phiên đầu tuần 10/1, giá tiêu trong nước nối dài đà giảm từ tuần trước ở một số địa phương, giao dịch từ 78.000 - 80.500 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 77.000 đ/kg.
Tại các tỉnh Đồng Nai 77.500 đ/kg; Đắk Nông, Đắk Lắk 78.000 đ/kg; Bình Phước 79.000 đ/kg và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 80.000 đ/kg.
Trong khi đó giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam được Hiệp hội Hồ tiêu thế giới niêm yết với giá không thay đổi từ kỳ nghỉ Giáng sinh 2021 đến nay.
Đây là ngày suy giảm thứ 5 của năm 2022. Tổng kết tuần trước, tuần đầu tiên của năm 2022, giá tiêu giảm 2.000 tại Đông Nam Bộ, giảm 2.500 đồng/kg ở Tây Nguyên.
Trái với những dự báo tươi sáng về việc giá tiêu sẽ hồi phục mạnh mẽ, thị trường trong nước tuần đầu tiên của năm mới liên tục giảm, thủng mốc 80.000 đồng/kg tại hầu hết địa phương.
Các chuyên gia dự đoán, kịch bản đầu tháng 12 có thể đang lặp lại, một số đơn vị đang bán ra lượng tiêu lớn rồi mua vào qua các đại lý chân rết để thao túng giá thị trường, ghìm giá tiêu nội địa.
Trong năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được 263.692 tấn hồ tiêu các loại, bao gồm 231.676 tấn tiêu đen và 32.016 tấn tiêu trắng. So với năm 2020, lượng xuất khẩu giảm 8,1% tuy nhiên kim ngạch tăng 43,6%.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu 25.359 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen đạt 18.677 tấn, tiêu trắng đạt 6.682 tấn. So với năm 2020, lượng nhập khẩu giảm 36,4%, kim ngạch giảm 1,8%.
Như vậy nhập khẩu tiêu của Việt Nam liên tục giảm trong những năm gần đây. Đây là hệ lụy của nhiều năm giá tiêu ở mức thấp, dịch bệnh khiến nông dân nhiều nước bỏ bê, không chăm sóc khiến tiêu già cỗi, giảm sản lượng.
Tính trung bình các đơn vị trong nước xuất khẩu khoảng 21 nghìn tấn tiêu mỗi tháng. Nhiều năm nay, theo ghi nhận thực tế, lượng tiêu xuất khẩu quý I năm nào cũng cao, do khách ngoại đặt mua nhiều khi Việt Nam vào vụ thu hoạch mới. Đây được kỳ vọng là đòn bẩy giúp giá tiêu phục hồi tốt ngay thời điểm trước Tết Nguyên đán 2022.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tháng 12/2021 xuất khẩu tiêu đạt 15 nghìn tấn, trị giá 71 triệu USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 7% về trị giá so với tháng 11.
Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu tiêu của Việt Nam ước đạt 261 nghìn tấn, trị giá 938 triệu USD, giảm 8,5% về lượng nhưng tăng 42% về trị giá so với năm 2020.
Theo đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 12/2021 đạt 4.703 USD/tấn, tăng mạnh 70% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính chung cả năm 2021, giá tiêu xuất khẩu đạt 3.593 USD/tấn, tăng 55% so với cùng kỳ năm 2020. Với diễn biến tích cực này, giá tiêu xuất khẩu năm 2022 được dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao do nguồn cung khan hiếm, nhiều nước sản xuất chính có thể bị mất mùa.