0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 13/11/2023 14:49 (GMT+7)

Dự báo giá điện tăng thêm 4,5% có thể khiến ngành thép mất 23% lợi nhuận

Trong báo cáo mới cập nhật, Mirae Asset cho rằng một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, thép và giấy.

tm-img-alt
Dự báo giá điện tăng thêm 4,5% có thể khiến ngành thép mất 23% lợi nhuận

Theo ước tính, chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp sản xuất thép, mức này cũng tương đương với doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất.

Riêng lĩnh vực xi măng chiếm khoảng 14-15% trên giá vốn hàng bán, trừ những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng thì chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán. Với doanh nghiệp sản xuất giấy, ước tính chi phí điện chiếm tỷ trọng thấp hơn một vài ngành khác, chiếm trung bình 4-5% trên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Với giả định, nếu chi phí điện tăng thêm, doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng. Mirae Asset ước tính, chi phí điện tăng 4,5% làm cho giá vốn tăng thêm, tổng lợi nhuận trước thuế của từng ngành có thể giảm tối đa tương ứng là LNTT ngành thép giảm 23%, LNTT ngành giấy giảm 2%, LNTT ngành xi măng giảm 21%, LNTT ngành hóa chất giảm 1%.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy sự sụt giảm đáng kể của lợi nhuận khi chi phí điện tăng thêm làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng thì có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào.

Song thực tế, việc chuyển tiếp chi phí cho người tiêu dùng là không dễ. Riêng với ngành thép, giá thép xây dựng trong nước vẫn đang liên tục sụt giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ chậm. Đồng thời, thị trường bất động sản còn ảm đạm, đầu tư công chưa khởi sắc và áp lực từ thép nhập khẩu khiến giá thép nội địa chịu tác động lớn. Sau 19 lần điều chỉnh giảm liên tiếp, giá thép Hòa Phát các loại đã rơi xuống vùng 13-14 triệu đồng/tấn, thấp nhất trong vòng 3 năm trở lại đây và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhìn tổng thể, Mirae Asset đánh giá bức tranh EVN tăng giá điện bán lẻ sẽ làm giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp sản xuất tăng làm giảm lợi nhuận, phần nào sẽ ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất điện dường như không được hưởng lợi trong ngắn hạn, niềm vui vẫn thuộc về doanh nghiệp phân phối điện.

Về dài hạn, giá điện bán lẻ tăng lên cùng sự phát triển của thị trường điện cạnh tranh sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán điện, phản ánh đúng tỉ lệ cung cầu trên thị trường điện.

Ngày 9/11, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân tăng thêm 4,5% từ ngày 9/11. Theo đó, giá điện bán lẻ bình quân tăng thêm hơn 86,4168 đồng/kWh. Đây là lần thứ 2 giá điện tăng trong năm nay, lần trước là vào đầu tháng 5 với mức tăng 3%. Tổng cộng hai lần tăng giá điện trong năm nay, EVN đã thực hiện tăng thêm 142,35 đồng/kWh. 

Ái Linh 

Bạn đang đọc bài viết Dự báo giá điện tăng thêm 4,5% có thể khiến ngành thép mất 23% lợi nhuận. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023