0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 24/07/2020 09:39 (GMT+7)

Định hướng doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản

Tại sự kiện này, các chuyên gia đã lưu ý doanh nghiệp nhiều nội dung nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng vào hệ thống siêu thị của Nhật Bản.

Ông Nguyễn Hữu Tín - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại TPHCM (ITPC) cho biết, AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản. ITPC là đơn vị đã sớm có mối quan hệ hợp tác với AEON từ những ngày đầu tập đoàn này đầu tư kinh doanh tại Việt Nam nhằm giúp các doanh nghiệp có sự chuẩn bị tốt cho bước đầu thâm nhập thị trường Nhật Bản thông qua AEON.

Ông Nishitoghe Yasuo - Tổng Giám đốc AEON Việt Nam cho biết, tính tới thời điểm hiện tại, AEON Việt Nam đã có 5 trung tâm thương mại, trung tâm bách hóa tổng hợp và siêu thị trên toàn quốc. Với 8 công ty đang hoạt động, AEON Việt Nam hợp tác với hơn 2.500 tổ chức và doanh nghiệp trong nước.

Nhiều hàng hóa của Việt Nam vào hệ tho61ng siêu thị AEON

Nhiều hàng hóa của Việt Nam vào hệ thống siêu thị AEON (Ảnh minh họa)


AEON đã triển khai nhiều hoạt động mở rộng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản và thị trường nước ngoài. Ngoài mặt hàng trái cây, cá basa Việt Nam trên các kệ hàng của AEON cũng đã nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng Nhật Bản. Năm 2019, tổng sản lượng xuất khẩu cá basa sang Nhật Bản lên tới 1.200 tấn.

Để có thể đưa hàng vào hệ thống siêu thị Aeon Việt Nam, theo bà Nguyễn Thị Duy Xuân, Giám đốc bộ phận quản lý nhà cung cấp của Aeon Việt Nam, nhà cung ứng cần đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật với sáu yêu cầu cơ bản: Sản phẩm phải bảo đảm về chất lượng; có đủ giấy phép, giấy chứng nhận theo quy định của Việt Nam; điều kiện vận chuyển, thùng chứa sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu của từng loại sản phẩm; sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc; kiểm soát được nguồn gây ô nhiễm tiềm ẩn về vi sinh vật, kim loại nặng; sử dụng thuốc, phụ gia (thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, thuốc thú y…) trong sản xuất phải tuân thủ theo quy định.

Tại hội thảo, các đại biểu nhấn mạnh, mặc dù Việt Nam đã kiểm soát dịch Covid - 19 rất tốt, nhưng diễn biến đại dịch trên thế giới còn phức tạp, khó lường, do đó nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Nguồn cung nguyên liệu và đầu ra sản phẩm của các ngành sản xuất, nhất là các ngành có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Doanh nghiệp Việt tìm kiếm cơ hội đưa hàng vào hệ thống AEON Việt Nam và xuất khẩu qua AEON Topvalu

Doanh nghiệp Việt cần tìm kiếm cơ hội đưa hàng vào hệ thống AEON Việt Nam và xuất khẩu qua AEON Topvalu


“Trạng thái bình thường mới” là cơ hội để các doanh nghiệp tự làm mới mình, tìm ra những hướng đi mới phù hợp với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. Đây được đánh giá là “cơ hội vàng” để các doanh nghiệp có thể tập trung đổi mới trang thiết bị, công nghệ với chi phí rẻ hơn, đồng thời thúc đẩy liên kết, mạng lưới cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài, nâng cao chất lượng, giảm giá sản phẩm, dịch vụ để tận dụng cơ hội chiếm lĩnh và củng cố thị phần.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam muốn trở thành đối tác của AEON TOPVALU cho thị trường nội địa - Đông Nam Á cần tìm hiểu kỹ về các điều kiện cơ bản cần phải đáp ứng như khả năng tiếp nhận đơn hàng (có khả năng sản xuất đơn hàng dự kiến tại thời điểm thương lượng); có định hướng sản xuất sản phẩm mang thương hiệu riêng cho AEON; có thể sản xuất theo hình thức gia công (OEM); sẵn sàng cung cấp hồ sơ giới thiệu về doanh nghiệp; doanh nghiệp có thời gian thành lập trên một năm; có sản lượng hàng tháng ổn định và cung cấp chi tiết đối tác giao dịch khi được yêu cầu.

Với đối tác xuất khẩu, AEON đặt ra điều kiện khắt khe hơn, ngoài 3 điều kiện về khả năng tiếp nhận đơn hàng, định hướng sản xuất sản phẩm mang thương hiệu riêng cho AEON và OEM nêu trên, doanh nghiệp muốn trở thành đối tác còn cần cung cấp báo cáo tài chính hai kỳ gần nhất; doanh nghiệp đã được thành lập trên 5 năm; sở hữu nhà xưởng, thiết bị sản xuất; công suất hoạt động nhà xưởng phải đạt trên 75% của kỳ trước (năm trước); quy mô sản xuất phải lớn gấp 10 lần so với số lượng dự kiến đặt hàng và phải có kinh nghiệm sản xuất sản phẩm xuất khẩu. AEON cũng đặt ra yêu cầu trong quy tắc ứng xử đối với đối tác, về cơ bản phải tuân thủ pháp luật của quốc gia hoặc khu vực mà doanh nghiệp sản xuất, cung ứng.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Định hướng doanh nghiệp nội địa xuất khẩu hàng hóa vào Nhật Bản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023