0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Chủ nhật, 21/06/2020 10:26 (GMT+7)

Dân chưa 'mặn mà' với nước sạch?

Dù đã có nhiều chính sách tích cực nhưng hiện Việt Nam vẫn có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý.

Nước sạch có vai trò quan trọng đặc biệt đối với đời sống, sức khỏe con người và an ninh quốc gia. Chính bởi xác định được tầm quan trọng của nước sạch, nên thời gian qua, Đảng, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm bảo đảm cho người dân được sử dụng nước sạch, đặc biệt là khu vực nông thôn. Trong đó có Thông tư 08/2012/TT-BXD của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện đảm bảo cấp nước an toàn và Quyết định 1566/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 09/8/2016 Phê duyệt Chương trình Quốc gia Đảm bảo cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025.

Với những chính sách này, hầu hết các địa phương trên cả nước đã thành lập được Ban chỉ đạo cấp nước, công tác kiểm soát chất lượng nước nhờ đó cũng tốt hơn, giảm thiểu rủi ro từ nguồn nước; không ít tỉnh, thành phố đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước khá hoàn chỉnh.


vb

Ông Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Tuy nhiên, theo thống kê của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), Việt Nam hiện có khoảng 17,2 triệu người (tương đương 21,5% dân số) đang sử dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng khoan, chưa được kiểm nghiệm hay qua xử lý. Dân số của Việt Nam lại ngày một tăng, kéo theo nhu cầu nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt tăng cao…


Thực tế này đang và sẽ tác động không nhỏ đến an ninh nguồn nước. Chính vì vậy, song song với việc huy động nguồn lực xây dựng hệ thống cấp nước an toàn thì đã đến lúc, công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng cũng cần được quan tâm, sát sao, đúng mực hơn. Đặc biệt, chính quyền địa cơ sở cần được xem là yếu tố không thể thiếu trong việc vận động người dân sử dụng nước sạch, bảo vệ nguồn nước.


Có cơ hội đến nhiều vùng miền, gặp gỡ và đồng cảm với những trăn trở của người dân thiếu nước ngọt, từ góc nhìn lập pháp và giám sát, ông Nguyễn Lâm Thành - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội - cho rằng, tất cả các vụ việc dẫn đến ô nhiễm trầm trọng nguồn nước trên diện rộng phải được xem là tội ác và cần được xử lý nghiêm minh. Về lâu dài, việc bám sát những quy định của Chính phủ về cấp nước an toàn để tạo hành lang pháp lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng lên thành Luật là cần thiết! Có như vậy mới mong giải quyết căn cơ, chặt chẽ vấn đề đảm bảo cấp nước an toàn; đưa nguồn tài nguyên nước về đúng vị trí đặc biệt quan trọng mà nó vốn có.

Đáng nói, nghịch lý ở chỗ vẫn còn nhiều trạm cấp nước bỏ hoang; thay vì tha thiết thì nhiều người dân chưa “mặn mà” với nước sạch.


cd

Nhiều nơi chưa thể tiếp cận với nước sạch


Nguyên nhân của vấn đề này, theo ông Nguyễn Hồng Tiến Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam là do quá trình triển khai Chương trình Quốc gia Đảm bảo cấp nước an toàn vẫn chưa thật sự triệt để. Nhiều Ban chỉ đạo cấp nước địa phương chỉ thành lập theo kiểu hình thức, có Ban chỉ đạo hầu như không hoạt động. Cơ chế kiểm tra, kiểm soát của các Ban chỉ đạo chưa thực hiện chặt chẽ nên kế hoạch cấp nước sạch đạt hiệu quả chưa cao; việc định giá nước vẫn còn nhiều bất cập….Trong khi, cấp nước an toàn và chống thất thoát luôn là vấn đề sống còn của mỗi đơn vị. Hơn thế, nước là một loại hàng hoá đặc biệt, liên quan đến sức khoẻ, tính mạng con người nên việc Nhà nước phải có cơ chế, quy chế quản lý như thế nào để phù hợp – vẫn là vấn đề đang còn nhiều vướng mắc.

Cũng liên quan đến vấn đề chất lượng nước hiện nay, ông Nguyễn Trung Chiến, Chuyên gia cao cấp Liên minh nước và sức khỏe Việt Nam lo ngại: “Ở nông thôn Việt Nam vẫn phổ biến chuyện nhiều làng nghề, hộ chăn nuôi lớn xả thải tực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý. Theo tính toán, hiện chỉ có 10-11% nước thải được xử lý. Bên cạnh đó, khai thác nguồn nước quá mức (khoan giếng sinh hoạt, tưới cây công nghiệp; sử dụng phân bón, hóa chất) đang dẫn đến ô nhiễm nguồn nước lớn). Trong khi đó, kiểm soát, giám sát các yếu tố nguy cơ… gần như bị “bỏ ngỏ” do cá nhân, tổ chức thực hiện thiếu trách nhiệm; áp dụng công nghệ lạc hậu…”.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Dân chưa 'mặn mà' với nước sạch?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chính phủ trình Quốc hội dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tin mới