0915 15 67 76 [email protected]
Thứ ba, 09/11/2021 16:02 (GMT+7)

Vì sao nhiều Đại biểu Quốc hội lo lắng 'bong bóng' chứng khoán, bất động sản?

Tại phiên thảo luận tại hội trường diễn ra sáng 9/11, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, Chính phủ cần dành thêm nguồn lực để bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ cho doanh nghiệp và nhân dân phục hồi sản xuất.

Sáng 9/11, Quốc hội bước vào ngày làm việc thứ hai của chương trình làm việc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước và dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022.

Tại đây, các Đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến nhằm đưa ra các giải pháp cho vấn đề còn tồn đọng lâu nay trong đời sống của người dân và doanh nghiệp. 

Những “bong bóng” dễ vỡ của thị trường chứng khoán, bất động sản

Tại phiên thảo luận, con số hơn 29.000 tỷ đồng là  ngân sách Trung ương hụt thu nhưng mâu thuẫn là trong tổng thu, ngân sách lại vẫn tăng trưởng. Vậy ngân sách tăng trưởng ở đâu? Đó là vấn đề được đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (Hà Tĩnh) nêu ra để bàn luận, làm rõ.

tm-img-alt
Đại biểu Bùi Thị Quỳnh Thơ (đoàn Hà Tĩnh) (Ảnh: Quốc hội)

“Thực tế cho thấy một trong những nội dung tăng trưởng đột biến năm nay là hoạt động ngân hàng, chứng khoán, đất đai. Có hay không nhiều nhà đầu tư thế chấp vay vốn ngân hàng, lấy tiền trong hệ thống tín dụng ra, rồi lại quay vòng tiếp. Vòng mới là tài sản, còn bong bóng là chứng khoán, bất động sản?”, đại biểu đặt câu hỏi.

Có thể thấy việc tăng thu ngân sách trong mảng đầu tư tài chính hoàn toàn không bền vững, tiềm ẩn nhiều rủi ro ngắn hạn và trung hạn cao. Vì thế, bà đề nghị Chính phủ có sự đánh giá toàn diện về vấn đề này.

Trên thực tế, thị trường chứng khoán cơn sốt mua bán cổ phiếu trong thời dịch ngày càng lan rộng, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt với các giao dịch hàng triệu USD.

Vỏn vẹn trong vòng 10 tháng đầu năm 2021, hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán thuộc về các nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam được mở mới. Con số này cao hơn tổng số tài khoản được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 - 2020 cộng lại.

Bên cạnh đó, những cơn sốt đất cũng liên tục xuất hiện tại thị trường bất động sản tại nhiều địa phương từ Bắc vào Nam, kể cả ở Hà Nội. Chuyên gia cảnh báo việc thị trường bất động sản “sốt nóng”  trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trì trệ là tín hiệu không tốt. Sản xuất kinh doanh là cái gốc của nền kinh tế chứ không phải bất động sản. 

Dòng tiền đổ vào lĩnh vực này quá lớn sẽ làm suy giảm nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh. Dù bất động sản có vai trò nhất định trong nền kinh tế, giúp cho tăng trưởng trong thời gian ngắn nhưng đây không phải là ngành cơ bản mà nền kinh tế có thể dựa vào để phát triển lâu dài. Bởi vậy suy cho cùng Quốc hội cần nghiêm túc xem xét và tìm ra giải pháp cho vấn đề này. 

Giải pháp nào tháo gỡ những khó khăn? 

Tại hội trường, bàn về kế hoạch phát triển kinh tế năm 2022, Đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều kiến nghị giải pháp cho những khó khăn, vướng mắc hiện tại. 

tm-img-alt
Các đại biểu Quốc hội dự phiên thảo luận ngày 9/11 (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN).

Đại biểu Lê Văn Dũng (đoàn Quảng Nam) cho rằng trong năm 2022 cần phải cân đối thu, chi ngân sách Nhà nước và các năm tiếp theo. Để bảo đảm chủ động cho Chính phủ có nguồn lực phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ cho doanh nghiệp và nhân dân phục hồi sản xuất, đặc biệt là nguồn lực cho việc tăng cường nâng cao khả năng khám chữa bệnh cho ngành y tế... cần tiếp tục rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, điều tiết kịp thời đối với các dự án chậm triển khai hoặc triển khai không có hiệu quả.

Nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ cần sớm có quy hoạch tổng thể quốc gia để bảo đảm kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng gắn với khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội đất nước cũng như phát triển các ngành, vùng và địa phương trong thời gian tới. Từ đó tăng cường liên kết miền xuôi với các vùng đặc biệt là với các địa phương còn khó khăn, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sự phát triển đồng bộ, bền vững. 

Về phương án phục hồi, phát triển ngành du lịch phù hợp, đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Ninh Bình) cho rằng việc mở cửa du lịch phải tiến hành một cách thận trọng, có sự thống nhất từ chủ trương, đường lối đến hành động cụ thể; các giải pháp phục hồi phải thấu đáo, phù hợp.

Bên cạnh đó, vấn đề liên quan tới nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng được được ra thảo luận sôi nổi. Một số đại biểu nhận định, Việt Nam cần có quy định thống nhất về phòng, chống dịch từ Trung ương đến địa phương, trong đó tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt khi xuất - nhập cảnh.

Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư nước ngoài cũng là một trong những hướng đi đúng đắn. 

Bạn đang đọc bài viết Vì sao nhiều Đại biểu Quốc hội lo lắng 'bong bóng' chứng khoán, bất động sản?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023